Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.
Theo những người nuôi cá, trong vòng 4 ngày qua đã có khoảng 10.000 con cá mú và 6.000 con các bớp nuôi lồng bè tại bốn xã: Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn và Nam Du (huyện Kiên Hải) bị chết, ước tính thiệt hại trên 2 tỷ đồng. Lượng cá chết tại mỗi khu vực nuôi từ 20% - 30%.
Ông Nguyễn Vân Thanh cho biết, sinh vật lạ có hình dạng như con giun, dài khoảng 10cm, xuất hiện dày đặc tại các khu vực nuôi cá của ngư dân vào buổi sáng, nhiều nhất từ 2 - 3 giờ và kéo dài đến khoảng 7 giờ rồi tự biến mất. Loại sinh vật này tiết ra nhiều chất nhờn, gây hiện tượng thiếu ô xy, cản trở quá trình hô hấp và làm mù mắt cá.
Có thể bạn quan tâm

Mới đầu mùa khô nhưng tình trạng hạn hán đã đến mức báo động. Hàng ngàn hécta lúa đứng trước nguy cơ chết cháy, hàng nghìn người đang gấp gáp căng sức chống chọi với hạn hán.

Xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) là địa phương có nhiều vùng đất cát, trồng hoa màu kém hiệu quả. Tận dụng những vùng đất nhỏ, trồng hoa màu không hiệu quả nhiều hộ dân ở xã Ninh Ích đã trồng cây tam thất để tăng thu nhập.

Cách đây 2 năm, anh về xã Phước Hậu, Phước Thuận (Ninh Phước) học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi 2 sào đất sang trồng táo. Năm 2013 cắt 3 lứa táo bán được hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi ha cho thu nhập 500 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Vừa qua, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả thả giống cá nác hoa trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi cá Nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn”.

Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.