Xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi hại lúa hè thu

Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành hướng dẫn nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa ngay trong giai đoạn trước trổ để phát hiện rầy. Khi rầy có mật độ bình quân từ 2 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc đặc hiệu để phun trừ. Ở những vùng lúa xuất hiện các ổ rầy cần khoanh vùng và phun kỹ để tiêu diệt triệt để.
Cũng theo Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành, nông dân cần thường xuyên thăm đồng và quan sát kỹ trên từng đám ruộng, phát hiện bọ xít hôi, bệnh khô vằn để có biện pháp phòng trừ. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi phòng trừ kịp thời đối với sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân ở những trà lúa trổ sau ngày 5.8.2015 và bệnh đạo ôn cổ bông cổ gié, bệnh lem lép thối hạt... hại lúa hè thu.
Có thể bạn quan tâm
-Hơn 4 năm qua, đã có 1.929 hộ dân thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình bền vững nhờ chương trình “Lục Lạc Vàng” trao tặng 3.129 con bò.

2015 vẫn là năm khó khăn đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, mức thiệt hại luôn ở khoảng 25% – 28% theo từng thời điểm thả giống, nhưng mức độ thiệt hại cục bộ ở một số vùng nuôi vẫn trên 50% như thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

Nhằm giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác hiệu quả mặt nước vùng lòng hồ thủy điện, Trạm Khuyến nông huyện Than Uyên (Lai Châu) triển khai dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Bản Chát.

Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.
Sáng 12/11, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức Hội nghị "Phổ biến kỹ thuật sản xuất giống tôm chân trắng an toàn” cho các thành viên Hội nghề cá và hộ sản xuất tôm giống trên địa bàn toàn tỉnh.