Xuất hiện rầy nâu, bệnh khô vằn và bọ xít hôi hại lúa hè thu

Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành hướng dẫn nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa ngay trong giai đoạn trước trổ để phát hiện rầy. Khi rầy có mật độ bình quân từ 2 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc đặc hiệu để phun trừ. Ở những vùng lúa xuất hiện các ổ rầy cần khoanh vùng và phun kỹ để tiêu diệt triệt để.
Cũng theo Trạm Bảo vệ thực vật Núi Thành, nông dân cần thường xuyên thăm đồng và quan sát kỹ trên từng đám ruộng, phát hiện bọ xít hôi, bệnh khô vằn để có biện pháp phòng trừ. Ngoài ra, cần chú ý theo dõi phòng trừ kịp thời đối với sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân ở những trà lúa trổ sau ngày 5.8.2015 và bệnh đạo ôn cổ bông cổ gié, bệnh lem lép thối hạt... hại lúa hè thu.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người dân nuôi cá thiệt hại nặng do ảnh hưởng do phân bò gây ô nhiễm từ các trại bò quy mô lớn

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nếu các nhà máy sản xuất nhập khẩu nguyên liệu tồn dư chất cấm thì nên áp dụng hình thức xử phạt cao nhất là đóng cửa 6 tháng đến một năm.

Ở thời điểm này, nhiều hộ chăn nuôi chưa dám hoặc không thể tái đàn gà vì thiếu vốn. Do đó, rất có thể dịp Tết Nguyên đán sắp tới giá gà sẽ là một ẩn số.

4 năm trở lại đây, với sự “đỏng đảnh” của cây mía, diện tích vùng mía ở Đông Nam bộ cũng như ở các vùng, miền khác trong nước đã giảm đáng kể.

Thời gian qua, rệp sáp bột hồng gây hại sắn ở hầu hết địa phương trong tỉnh Phú Yên (trừ TP Tuy Hòa). Có thời điểm, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315ha, lúc đó huyện Sông Hinh có diện tích sắn bị nhiễm rất cao.