Xuất Hiện Nhiều Dịch Bệnh, Sâu Hại Mới

Gần đây, tại một số tỉnh phía Nam xuất hiện nhiều dịch bệnh gây hại mới như bệnh đốm trắng trên thanh long, sâu đục trái bưởi, rệp sáp hồng hại sắn (khoai mì)..., làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.
Lây lan nhanh
TS Lê Văn Vàng – Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, nhiều vườn bưởi tại Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ… đang phải đối mặt với tình trạng sâu đục trái ngày càng nghiêm trọng, có vườn bị gây hại nhẹ, khoảng 5%, có vườn bị ảnh hưởng tới 100% số trái. Cũng theo ông Vàng, khảo sát trên gần 27.500ha trồng bưởi thì có đến hơn 13.160ha nhiễm sâu đục trái, chiếm 48%.
TS Hồ Văn Chiến – Giám đốc Trung tâm BVTV Phía Nam cũng cho biết, sâu đục trái bưởi thường đẻ trứng trên trái non. Khi ấu trùng nở, chúng có thể đục vào trái bưởi, ăn phá vỏ trái, rồi đến phần thịt trái. Tại 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), bệnh đốm trắng đang bùng phát mạnh, tốc độ lây lan nhanh với khoảng 1.500ha thanh long bị nhiễm bệnh.
Ông Chiến cho biết thêm, bệnh đốm trắng lây lan nhanh hơn trong mùa mưa khi ẩm độ cao, vườn kém thông thoáng, đặc biệt là ở những vườn dùng nhiều phân đạm và chất kích thích sinh trưởng. Ngoài ra, bọ vòi voi hại dừa, chổi rồng trên nhãn, sâu đục củ khoai lang, rệp sáp hồng hại sắn (khoai mì)… cũng đang là những đối tượng gây hại mới khiến nhiều ruộng, vườn cây của nông dân ĐBSCL bị thiệt hại nặng.
Chưa tìm ra thuốc đặc trị
Dù đang gây hại trên nhiều vườn cây với tốc độ lây lan nhanh, nhưng đến nay ngành chức năng vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị những loài sâu, bệnh mới này. Tại nhiều vườn cây ăn trái vùng ĐBSCL, bà con đã tự động phun thuốc không theo hướng dẫn của ngành BVTV, làm ảnh hưởng đến những đối tượng khác trong vườn cây, gây ô nhiễm môi trường…
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT) vừa yêu cầu Chi cục BVTV các tỉnh xây dựng mô hình trình diễn dựa trên những kết quả nghiên cứu ban đầu của các viện, trường để hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh mới gây ra; yêu cầu Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV xác định gốc thuốc phòng trừ hiệu quả từng loại sâu hại.
Để giảm thiểu sự lây lan của sâu đục trái, Trung tâm BVTV Phía Nam khuyến cáo bà con nông dân cắt bỏ cành, trái đã bị nhiễm bệnh rồi chôn hoặc bỏ vào túi nylon, buộc kín miệng rồi xử lý bằng nước vôi tỷ lệ 0,1%, đồng thời sử dụng tinh dầu sả để xua đuổi bọ trưởng thành, chiếu sáng và tưới nước vào ban đêm để hạn chế sự sinh sôi của sâu mẹ. Bà con cũng có thể phun một trong các loại thuốc trị bệnh phổ rộng có hoạt chất là Benomil, hoặc Cabrio Top 600WDG..., nếu áp lực bệnh cao có thể phun định kỳ 5-7 ngày/lần để giảm thiệt hại.
Ông Cao Văn Hóa – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho rằng, trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng từ ngành BVTV, bà con nên khơi thông mương máng, cân đối việc bón các loại đạm, lân, kali cho vườn cây để phòng bệnh, tuyệt đối không bón phân chuồng tươi.v
Có thể bạn quan tâm

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên