Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Tại các cánh đồng huyện Can Lộc, Đức Thọ… tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một vài nhóm phụ nữ lạ đi lùng bắt đỉa với số lượng lớn.
Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.
Việc nhóm người “lạ” đến săn đỉa tại các cánh đồng của địa phương huyện Can Lộc, Đức Thọ cũng khiến người dân bản xứ thắc mắc, tò mò… không biết họ bắt đỉa về làm gì, anh Nguyễn Cảnh Toàn, thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết. Có hỏi thì họ chỉ cười bảo, “tất nhiên bắt đỉa để bán lấy tiền thôi!”, anh Minh cho biết thêm.
Theo chân anh Nguyễn Cảnh Toàn (54 tuổi), thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc ra đồng “truy tìm” người bắt đỉa, nhưng đen cho chúng tôi là hôm nay họ không đi hoặc đã đi “săn đỉa” tại cánh đồng khác. “Thường thì một cánh đồng họ bắt một vài lần rồi chuyển sang cánh đồng khác. Hoặc họ tìm tới ao, hồ của nhà dân để vợt đỉa”, anh Toàn nói thêm.
Theo ông Trần Trí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, “Chúng tôi đã nghe người dân phản ánh, cho cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp thăm dò, kiểm tra, thực tế là có việc người dân nơi khác đến “săn lùng” đỉa tại địa phương.
Việc họ bắt đỉa cũng như bắt các con vật khác như: cua, ốc, cá, lươn… miễn là họ không làm ảnh hưởng đến các cây trông, sản xuất của chủ thể trên thửa ruộng. Tuy nhiên, qua thăm dò, những người đi bắt đỉa chủ yếu là người dân Thanh Hóa. Họ bắt đỉa đem về bán cho các đầu mối địa phương, đầu mối đó lại đem đi bán cho các tay buôn khác”.
Nhóm người này hành nghề rất chuyên nghiệp, mỗi người chọn một đám ruộng rồi dùng chân khuấy nước để đỉa bò lên và dùng rổ, vợt để vớt đỉa bỏ vào túi vải. Nghe nói, bắt được 1 con đỉa tính bằng cả chục ngàn đồng. Mỗi 1kg đỉa có giá 500.000-600.000 đồng.
Cũng theo ông Trí, họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết, chỉ nghe phong phanh một số người dân xì xào, hình như họ bắt đỉa bán cho các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.