Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Tại các cánh đồng huyện Can Lộc, Đức Thọ… tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một vài nhóm phụ nữ lạ đi lùng bắt đỉa với số lượng lớn.
Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.
Việc nhóm người “lạ” đến săn đỉa tại các cánh đồng của địa phương huyện Can Lộc, Đức Thọ cũng khiến người dân bản xứ thắc mắc, tò mò… không biết họ bắt đỉa về làm gì, anh Nguyễn Cảnh Toàn, thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết. Có hỏi thì họ chỉ cười bảo, “tất nhiên bắt đỉa để bán lấy tiền thôi!”, anh Minh cho biết thêm.
Theo chân anh Nguyễn Cảnh Toàn (54 tuổi), thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc ra đồng “truy tìm” người bắt đỉa, nhưng đen cho chúng tôi là hôm nay họ không đi hoặc đã đi “săn đỉa” tại cánh đồng khác. “Thường thì một cánh đồng họ bắt một vài lần rồi chuyển sang cánh đồng khác. Hoặc họ tìm tới ao, hồ của nhà dân để vợt đỉa”, anh Toàn nói thêm.
Theo ông Trần Trí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, “Chúng tôi đã nghe người dân phản ánh, cho cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp thăm dò, kiểm tra, thực tế là có việc người dân nơi khác đến “săn lùng” đỉa tại địa phương.
Việc họ bắt đỉa cũng như bắt các con vật khác như: cua, ốc, cá, lươn… miễn là họ không làm ảnh hưởng đến các cây trông, sản xuất của chủ thể trên thửa ruộng. Tuy nhiên, qua thăm dò, những người đi bắt đỉa chủ yếu là người dân Thanh Hóa. Họ bắt đỉa đem về bán cho các đầu mối địa phương, đầu mối đó lại đem đi bán cho các tay buôn khác”.
Nhóm người này hành nghề rất chuyên nghiệp, mỗi người chọn một đám ruộng rồi dùng chân khuấy nước để đỉa bò lên và dùng rổ, vợt để vớt đỉa bỏ vào túi vải. Nghe nói, bắt được 1 con đỉa tính bằng cả chục ngàn đồng. Mỗi 1kg đỉa có giá 500.000-600.000 đồng.
Cũng theo ông Trí, họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết, chỉ nghe phong phanh một số người dân xì xào, hình như họ bắt đỉa bán cho các thương lái Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, chuối mốc tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được thu mua với giá từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Tuy giá chuối cao, nhưng nhiều thương lái trung gian tại địa phương chỉ mua với giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên người dân ít có lợi.

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đến thời điểm hiện nay là 7.735 ha. Trong đó, diện tích đang thả tôm nuôi trên 4.060 ha, chiếm 52,48% diện tích ao, đầm. Tập trung nhiều ở các huyện: Đầm Dơi 2.662 ha, Phú Tân 1.857 ha, Cái Nước 1.503 ha, TP Cà Mau 760 ha, Trần Văn Thời 583 ha.

Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết, vào dịp lễ sức mua tăng cao hơn nên lượng xoài tươi bán ra thị trường tăng khoảng 30% so với ngày thường. Tuy nhiên, giá mỗi loại xoài chỉ tăng khoảng 5%. Hiện giá xoài ba mùa mưa ở mức 3000-3.500 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc có giá từ 18.000-20.000 đồng/kg; xoài cát chua từ 7000-8000 đồng/kg.

UBND huyện đã chỉ đạo các HTX nghêu trên địa bàn huyện tăng cường công tác tuần tra bảo vệ tài sản. Huyện cũng đã giao cho lực lượng công an, quân sự, biên phòng xây dựng kế hoạch phối hợp hỗ trợ các HTX nhằm bảo vệ sân nghêu và quyền lợi hợp pháp cho xã viên.