Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh
Ngày đăng: 02/08/2014

Tại các cánh đồng huyện Can Lộc, Đức Thọ… tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện một vài nhóm phụ nữ lạ đi lùng bắt đỉa với số lượng lớn.

Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.

Việc nhóm người “lạ” đến săn đỉa tại các cánh đồng của địa phương huyện Can Lộc, Đức Thọ cũng khiến người dân bản xứ thắc mắc, tò mò… không biết họ bắt đỉa về làm gì, anh Nguyễn Cảnh Toàn, thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết. Có hỏi thì họ chỉ cười bảo, “tất nhiên bắt đỉa để bán lấy tiền thôi!”, anh Minh cho biết thêm.

Theo chân anh Nguyễn Cảnh Toàn (54 tuổi), thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc ra đồng “truy tìm” người bắt đỉa, nhưng đen cho chúng tôi là hôm nay họ không đi hoặc đã đi “săn đỉa” tại cánh đồng khác. “Thường thì một cánh đồng họ bắt một vài lần rồi chuyển sang cánh đồng khác. Hoặc họ tìm tới ao, hồ của nhà dân để vợt đỉa”, anh Toàn nói thêm.

Theo ông Trần Trí Quang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, “Chúng tôi đã nghe người dân phản ánh, cho cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp thăm dò, kiểm tra, thực tế là có việc người dân nơi khác đến “săn lùng” đỉa tại địa phương.

Việc họ bắt đỉa cũng như bắt các con vật khác như: cua, ốc, cá, lươn… miễn là họ không làm ảnh hưởng đến các cây trông, sản xuất của chủ thể trên thửa ruộng. Tuy nhiên, qua thăm dò, những người đi bắt đỉa chủ yếu là người dân Thanh Hóa. Họ bắt đỉa đem về bán cho các đầu mối địa phương, đầu mối đó lại đem đi bán cho các tay buôn khác”.

Nhóm người này hành nghề rất chuyên nghiệp, mỗi người chọn một đám ruộng rồi dùng chân khuấy nước để đỉa bò lên và dùng rổ, vợt để vớt đỉa bỏ vào túi vải. Nghe nói, bắt được 1 con đỉa tính bằng cả chục ngàn đồng. Mỗi 1kg đỉa có giá 500.000-600.000 đồng.

Cũng theo ông Trí, họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết, chỉ nghe phong phanh một số người dân xì xào, hình như họ bắt đỉa bán cho các thương lái Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Ghép Thành Công Giống Mướp Hương Quả Dài Ghép Thành Công Giống Mướp Hương Quả Dài

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

19/11/2014
Mô Hình Trồng Bắp Lai Ở Ân Phong Lợi Nhuận Tăng Gấp Đôi Mô Hình Trồng Bắp Lai Ở Ân Phong Lợi Nhuận Tăng Gấp Đôi

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

19/11/2014
Si Ma Cai (Lào Cai) Trồng Thêm 2 Ha Cây Tam Thất Si Ma Cai (Lào Cai) Trồng Thêm 2 Ha Cây Tam Thất

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

19/11/2014
Làm Giàu Từ Ca Cao Xen Điều Làm Giàu Từ Ca Cao Xen Điều

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.

19/11/2014
Lúng Túng Quản Lý Giống Cây Trồng Lúng Túng Quản Lý Giống Cây Trồng

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn Hà Nội thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điều này tạo thách thức không nhỏ đối với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp Thủ đô.

19/11/2014