Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Hiện Loài Ve Sầu Mới Gây Hại Cây Cà Phê

Xuất Hiện Loài Ve Sầu Mới Gây Hại Cây Cà Phê
Ngày đăng: 26/06/2013

Đến tuần cuối tháng 6, báo cáo kết quả bước đầu qua đợt khảo sát, kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho thấy, trên địa bàn huyện Lâm Hà hiện có hơn 50ha cà phê bị loài ve sầu hoàn toàn mới này tấn công với mức thiệt hại như sau: Diện tích bị thiệt hại nặng (tỷ lệ từ 62,5% - 75%) là 0,85ha; diện tích bị hại ở mức trung bình (37,5% - 50%) là 5ha; và diện tích còn lại (45ha) bị thiệt hại nhẹ (tỷ lệ 12,5% - 25%). Và, chỉ số cành trên cây cà phê bị hại tương ứng với các mức nặng, trung bình và nhẹ là 10% - 15%, 3% - 5% và 1% - 2,5%.

Cũng qua kết quả khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, loài ve sầu hoàn toàn mới khi trưởng thành có đặc điểm hình thái là trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam và sau đuôi có gai nhọn. Về kích thước, con trưởng thành dài từ 55 – 60mm, chiều rộng của thân từ 20 – 22mm, chiều dài sải cánh từ 100 – 115mm. Trứng của loài ve sầu mới có màu trắng, kích thước dài khoảng 2mm, đường kính của trứng trung bình là 0,5mm; trứng được đẻ chủ yếu ở các cành cấp 2 của cây cà phê.

Bởi chưa được định danh khoa học nên dựa vào quan sát đặc điểm nổi bật ban đầu, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng trong một văn bản báo cáo đã tạm gọi loài ve sầu hoàn toàn mới này là “ve sầu bốn chấm”.

Theo các tài liệu chuyên môn, nếu kể cả loài ve sầu hoàn toàn mới với tên tạm gọi là “ve sầu bốn chấm” vừa xuất hiện thì hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tồn tại 6 loài ve sầu gây hại cây cà phê. Trong đó, 5 loài đã được Viện Bảo vệ thực vật định danh khoa học là ve sầu phấn trắng (Dundubia nagarasagna Distant), ve sầu nâu đỏ (Purana pigmentata Dustant), ve sầu nhỏ (Purana guttularis Walker), ve sầu cánh vân (Pomponia daklakensis Sanborn) và ve sầu lưng vằn (Haphsa bindusa Distant).


Có thể bạn quan tâm

Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

19/01/2015
Triệu Phú Trồng Xen Triệu Phú Trồng Xen

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

19/01/2015
Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội Đưa Trái Thanh Long “Sạch” Ra Hà Nội

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội về nguồn quả và thực phẩm an toàn trong dịp Tết và lễ hội 2015, hạn chế hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại tiêu thụ trái Thanh Long và một số sản phẩm lợi thế của Bình Thuận như: Nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, mủ trôm... ra thị trường Hà Nội.

19/01/2015
Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng Trồng Cam, Quýt Mỗi Năm Thu Về Trên 250 Triệu Đồng

Anh Nguyễn Hiền Triết (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) có 6 công quýt đường, mỗi năm thu về trên 250 triệu đồng. Anh Triết cho biết, nhiều nhà vườn chú trọng quá nhiều vào phân hóa học, lâu ngày đất bị thoái hóa, nén dẽ. Qua các buổi tập huấn, anh dần chuyển sang ứng dụng hữu cơ cải tạo môi trường đất, biết vai trò quan trọng của vi sinh trong đất.

19/01/2015
Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế Người Trồng Đu Đủ Cảnh Ở Huế

Nhìn chậu vườn đu đủ cảnh đang phát triển tốt với quả đang ra dày đặc, anh Nghĩa cho biết; Phong trào trồng đu đủ cảnh chưng Tết xuất hiện ở miền Nam từ lâu, giúp nông dân các tỉnh thu lại lợi nhuận cao, mà chưa thấy ở Huế nên tôi học hỏi trồng thử. Mùa Tết năm nay, đu đủ cảnh mang thương hiệu Huế sẽ đến với những người có nhu cầu...

19/01/2015