Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên trâu bò ở Hương Khê

Dịch bệnh LMLM xuất hiện vào ngày 14/9 trên 2 con bò, 1 con trâu của gia đình ông Lê Thanh Hải (xóm 4, xã Phương Điền), sau đó lây lan sang trâu bò của 25 hộ dân cùng xóm.
Gia đình ông Nguyễn Thế Anh ở xóm 3 có 3 con bò bị nhiễm bệnh
Tính đến ngày 2/10, có 43 con trâu, bò mắc bệnh LMLM, trong số đó có 33 con trâu bò đã được tiêm phòng vác xin LMLM đại trà.
Ông Nguyễn Thế Anh, một hộ dân ở xóm 4 có 3 con trâu bị nhiễm bệnh cho biết: "Lúc đầu bệnh xuất hiện ở một con bê khoảng 1 tuổi với triệu chứng sủi bọt mép, khó ăn, chân đi nhắc, lở loét ở móng chân sau đó lây lan sang 2 con khác. Chúng tôi đã dùng thuốc dung dịch sát trùng Providine 10% và Xanhmethylen 1% bôi vào các vết thương đồng thời dùng chanh, khế chua cho uống và rửa vết thương cho trâu."
Chính quyền địa phương lập chốt, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cấp phát 48 lít hoá chất và vôi bột cho các hộ vùng có dịch và khu vực lân cận để phòng trừ, lập 2 chốt kiểm dịch, ngăn chặn tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc ra vào vùng có dịch.
Huyện Hương Khê cũng đã chỉ đạo địa phương có dịch bám sát địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

“Thơm, ngon, ngọt, mềm” là những từ thường được người tiêu dùng dành cho món thịt bò A Lưới. Bất cứ ai có dịp lên A Lưới đều không quên mang vài kg thịt bò về để ăn hoặc làm quà tặng bà con, bạn bè.

Để thích ứng hơn nữa với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ kỹ thuật canh tác của tỉnh miền núi Lâm Đồng, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng vừa bổ sung quy trình sản xuất cà phê bền vững theo phương pháp “3 lần 3” (3 phải, 3 giảm và 3 tăng) để chuyển giao rộng rãi cho người nông dân.

Tới nay đã có 52 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà) được UBND thành phố Đà Lạt cấp Chứng nhận nhãn hiệu rau hoa Đà Lạt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong 7 tháng đạt 77 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt 120 triệu USD. tương đương với khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 4,1% về giá trị do giá xuất khẩu tăng.