Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên trâu bò ở Hương Khê

Dịch bệnh LMLM xuất hiện vào ngày 14/9 trên 2 con bò, 1 con trâu của gia đình ông Lê Thanh Hải (xóm 4, xã Phương Điền), sau đó lây lan sang trâu bò của 25 hộ dân cùng xóm.
Gia đình ông Nguyễn Thế Anh ở xóm 3 có 3 con bò bị nhiễm bệnh
Tính đến ngày 2/10, có 43 con trâu, bò mắc bệnh LMLM, trong số đó có 33 con trâu bò đã được tiêm phòng vác xin LMLM đại trà.
Ông Nguyễn Thế Anh, một hộ dân ở xóm 4 có 3 con trâu bị nhiễm bệnh cho biết: "Lúc đầu bệnh xuất hiện ở một con bê khoảng 1 tuổi với triệu chứng sủi bọt mép, khó ăn, chân đi nhắc, lở loét ở móng chân sau đó lây lan sang 2 con khác. Chúng tôi đã dùng thuốc dung dịch sát trùng Providine 10% và Xanhmethylen 1% bôi vào các vết thương đồng thời dùng chanh, khế chua cho uống và rửa vết thương cho trâu."
Chính quyền địa phương lập chốt, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã cấp phát 48 lít hoá chất và vôi bột cho các hộ vùng có dịch và khu vực lân cận để phòng trừ, lập 2 chốt kiểm dịch, ngăn chặn tình trạng buôn bán vận chuyển gia súc ra vào vùng có dịch.
Huyện Hương Khê cũng đã chỉ đạo địa phương có dịch bám sát địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch, khoanh vùng dập dịch, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao…
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang đã chuyển đổi hơn 2.000 ha lúa và vườn tạp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, vườn cây ăn quả, ngoài tiêu dùng hàng ngày còn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt trong đó có cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ tính riêng vụ bán Tết Ất Mùi 2015 này, nông dân đã thu về lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha, làm tăng thêm vị ngọt từ cây quýt đường ở xã cù lao màu mỡ này.

Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.

Theo Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), do thời tiết thuận lợi, nông dân tuân thủ các biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cành, điều tiết nước tưới hợp lý nên tỷ lệ vải thiều sớm ra hoa đạt hơn 85%, tương đương năm ngoái.

Theo một số nông dân, do thời điểm chong đèn để ra trái đợt này trúng vào dịp Noel, thời tiết lạnh nên dù lượng điện chong “già” trên 20 ngày đêm nhưng nhiều vườn thanh long vẫn không bung nụ. Cộng thêm, thời tiết năm nay lạnh nên thanh long chín muộn hơn bình thường, có nơi kéo dài 7 - 10 ngày hoặc hơn. Do đó, hiện rất nhiều vườn thanh long sẽ có trái chín rộ từ sau rằm tháng giêng trở đi.

Theo các nhà vườn thực hiện phương pháp sản xuất trái cây tạo hình ở huyện Châu Thành, tuy giá khá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung trong dịp tết năm nay. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nhà vườn, dẫn đến tỷ lệ tạo hình bưởi Năm Roi đạt thấp.