Xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1

Ngày 8/10, Trạm Thú y huyện Ngọc Hồi cho biết, đơn vị đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi cơ quan thú y Vùng V (ở Đăk Lăk) để xét nghiệm ngay sau khi nhận được tin báo của gia đình ông Nguyễn Văn Viên ở thôn Ngọc Yên, xã Đăk Xú (Ngọc Hồi) về đàn gia cầm của gia đình có biểu hiện ốm chết rải rác không rõ nguyên nhân. Kết quả cả 3 mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virut cúm A/H5N1.
Trước tình trạng trên, Trạm Thú y huyện Ngọc Hồi phối hợp với UBND xã Đăk Xú tiến hành tiêu hủy trên 2.700 con gia cầm bao (gồm gà và ngỗng) của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Viên.
Đồng thời, theo chỉ đạo của UBND huyện Ngọc Hồi, Trạm Thú y huyện phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch như tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, khoanh vùng dập dịch và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không cho vận chuyển gia cầm ra khỏi địa bàn xã, giám sát việc phòng chống dịch tại nơi xuất hiện ổ dịch cũng như vùng giáp ranh.
Có thể bạn quan tâm

Với chiêu bài trữ hàng giá rẻ, đặt hàng giá cao, một số thương lái Trung Quốc khiến thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn.

Cũng giống như các loại gia súc khác, để lựa chọn các cá thể dê làm giống phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ). Kiểm tra cá thể con giống về các đặc điểm như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Đồng thời, phải chọn lựa dê làm giống ở những cơ sở chăn nuôi dê có uy tín, đảm bảo chất lượng.

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.