Xuất Hiện Chủng Virus Cúm Gia Cầm Mới

Đối với chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 hiện tại chưa có vaccine phòng chống.
Tại cuộc họp diễn ra chiều 2/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết: Virus cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới H7N9 gây tử vong 2 người ở Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta qua đường gia cầm nhập lậu.
Tại cuộc họp, các thành viên ban chỉ đạo cho biết, theo xác nhận của Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc, nước này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm chủng mới H7N9 tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong. Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng virus mới này.
Theo đại diện Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, ngay sau khi có thông tin về các điểm tập kết và buôn bán gia cầm giáp biên giới ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, cục đã có văn bản yêu cầu Chi cục quản lý thị trường các địa phương kiểm tra rà soát chấn chỉnh tình trạng này….
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cũng cảnh báo, virus cúm gia cầm H7N9 đã xuất hiện tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy của Trung Quốc với 3 người nhiễm virus cúm. Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng virus cúm mới này và đã có 2 trường hợp tử vong.
Đối với chủng virus cúm gia cầm mới H7N9 hiện tại chưa có vaccine phòng chống.
Về phòng chống dịch lợn tai xanh đang có chiều hướng lây lan tại các tỉnh Bắc Trung bộ, các thành viên ban chỉ đạo cho rằng, quan trọng nhất trong phòng chống dịch hiện nay là các địa phương nhất là những địa bàn trọng điểm chăn nuôi lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ĐBSCL cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, kiểm dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, ngăn chặn dịch lợn tai xanh xâm nhập vào địa bàn.
Hiện cả nước còn 3 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tái phát dịch lợn tai xanh. Dịch lở mồm long móng trên gia súc tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Ninh chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 18-4, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… thu mua cá tra loại 1 với giá 25.000 - 25.500 đồng/kg, mức giá đảm bảo cho người nuôi lời khoảng 2.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí. Dù giá cá tăng cao nhưng người nuôi ở ĐBSCL trúng giá đợt này không còn cá để bán.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống hàng năm của trại lên 1.025 triệu cá bột các loại, 16 triệu cá hương, 20 triệu cá giống các loại và 1,320 triệu con giống tôm càng xanh nhằm đáp ứng 50% cá bột và 10% con giống thủy sản nhu cầu giống trong tỉnh và các vùng lân cận đạt tiêu chuẩn trại thủy sản cấp I

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).

“Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè của xã Long Sơn” - đó là tên cuộc hội thảo diễn ra sáng 18-4, do Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Vũng Tàu tổ chức. Hội thảo đã thu hút 60 hộ dân nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn cùng đại diện một số sở, ngành và UBND TP. Vũng Tàu.

Theo một số hộ kinh doanh cá giống, thời gian gần đây, sức mua cá giống giảm mạnh. Người ương, bán cá giống vì vậy ngày càng thu hẹp quy mô.