Xuất Hiện Cá Linh Non Ở Đầu Nguồn

Khu vực đầu nguồn biên giới An Phú (An Giang) đã xuất hiện cá linh non đầu mùa. Đây là thông tin khiến nhiều ngư dân khu vực đầu nguồn phấn khởi, do cá linh năm nay xuất hiện sớm hơn so mọi năm.
Tại các chợ biên giới ở Khánh An, Quốc Thái, Long Bình, Trung tâm Thương mại thị trấn An Phú (huyện An Phú)… có bày bán cá linh non nhưng số lượng không nhiều. Theo các tiểu thương, lượng cá có được do ngư dân đặt dớn bắt các loại cá khác thu được cá linh non.
Hiện, cá linh non ở An Phú được bán với giá từ 80.000 - 100.000 đồng/kg cá nguyên con và khoảng 160.000 đồng/kg cá linh làm sạch. Thường, cứ vào tháng 7 âm lịch, khi những dòng nước lũ đầu nguồn đổ về thì cá linh non lại xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.