Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm, Long Móng Và Cúm Gia Cầm

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.
Trong đó, huyện Như Xuân có 114 con; huyện Thạch Thành 63 con. Ngoài ra, tại thôn Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) cũng đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm làm 215 con gia cầm mắc bệnh và 490 con gia cầm phải tiêu hủy. Ngay khi phát hiện các ổ bệnh,
Chi cục Thú y đã phối hợp với ngành chức năng của 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành và TP Thanh Hóa thực hiện tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, bao vây ổ bệnh tại các hộ có trâu, bò, gia cầm bị nhiễm bệnh; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Trước những diễn biến của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, chính quyền địa phương phân công lực lượng; tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, gia đình nhằm phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ đối với việc vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm, đặc biệt, gia súc, gia cầm đưa từ các địa phương ngoài vào địa bàn tỉnh. Thực hiện thường xuyên vệ sinh môi trường, chuồng trại, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh...
Có thể bạn quan tâm

Một thời gian ngắn nữa chính sách mới về tín dụng dành cho nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực thi hành. Đây là tín hiệu mừng cho doanh nghiệp và nông dân, góp phần vào việc khơi thông nguồn vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực này…

Nhằm trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và mở các lớp dạy nghề bám sát nhu cầu thực tế của hội viên.

“Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh phát triển trồng trọt, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã chuyển đổi thành công nhiều bộ giống cây trồng mới với năng suất, chất lượng vượt trội; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của các địa phương. Qua đó nâng cao sản lượng lương thực, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa”. Đó là chia sẻ của đồng chí Hoàng Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh.

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, nhiều nông dân đã trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

Nhiều trà lúa Hè thu muộn khoảng 5-7 ngày tuổi ở xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ) đột ngột bị thối rễ và chết. Nguyên nhân được ngành chuyên môn nhận định ban đầu là do ngộ độc phèn.