Xuất Hiện Bệnh Khảm Trên Cà Chua Ở Vĩnh Phương (Nha Trang)

Người trồng cà chua tại thôn Đắc Lộc (xã Vĩnh Phương) đang lo lắng vì cà chua xuất hiện bệnh khảm, một bệnh ít gặp nhưng gây tổn thất lớn.
Ông Nguyễn Xuân Phú (Đắc Lộc 2) cho biết, cà chua trồng được 40 ngày, chuẩn bị ra hoa thì có biểu hiện ngọn không phát triển, thun lại, hóa sần, sau đó chuyển màu vàng, héo úa, chỉ có cách nhổ bỏ cây, tỉ lệ bệnh 30-40%, năng suất giảm 30%. Hiện nhiều diện tích trồng cà chua đang có biểu hiện bệnh nặng nhưng phun nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cũng không có hiệu quả. Người trồng cà chua ở Vĩnh Phương lo lắng vì bệnh khảm.
Bà Hồ Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ thực vật - cho biết, hiện Chi cục chưa có tin báo về vấn đề này, người dân cần đưa mẫu cây bệnh đến Chi cục để được xác định, hướng dẫn cách chữa trị, không nên phun thuốc lung tung gây tốn kém, càng làm bệnh lan rộng.
Được biết, cả hai giống cà chua 148, 323 (Công ty Trang Nông) đều nhiễm bệnh này. Diện tích cà chua tại Vĩnh Phương khoảng 4-5ha.
Có thể bạn quan tâm

Bắp chuẩn bị đến mùa thu hoạch bỗng dưng héo rũ rồi chết khô trong khi hàng trăm hecta bắp khác không cho trái hoặc có trái nhưng lại không có hạt

Thời gian gần đây, những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên khi tôm chết liên tục (tỉ lệ chết hơn 70%). Theo các ngành chức năng, nguyên nhân tôm chết không phải do dịch bệnh mà do thời tiết nắng nóng gay gắt.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng đơn vị diện tích, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang kết hợp Trạm Khuyến nông huyện Cai Lậy tổ chức thí điểm mô hình nuôi luân canh cá-lúa ở ấp Bắc, xã Tân Phú bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.