Xuất Hiện Bệnh Hội Chứng Gan Tụy Ở Tôm Nuôi

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Chi Cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Tại vùng nuôi tôm cộng đồng Hạ Lầm thuộc xã Thạch Long (Thạch Hà) xuất hiện bệnh hội chứng gan tụy ở tôm.
Bệnh được phát hiện ngày 21/7, tại 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng (1,47 ha) của 3 hộ dân với biểu hiện tôm bơi lờ đờ mép hồ, đổi màu, teo gan, rồi chết hàng loạt.
Ba ao nuôi trên nằm trong vùng nuôi tôm thâm canh cộng đồng có tổng diện tích 9ha được chia thành 16 ao nuôi của 12 hộ dân nuôi trồng. Vụ tôm xuân hè này, các hộ trên thả nuôi hơn 4 triệu con tôm giống của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; tôm đã được 49 ngày tuổi.
Sau khi phát hiện dịch bệnh, ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn những hộ nuôi có tôm bị bệnh thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý dịch bệnh không để dịch lan rộng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm khác trong vùng.
Riêng các ao nuôi chưa phát hiện bệnh, các hộ dân cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trong đó chăm sóc tôm đúng quy trình, kỹ thuật và đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.
Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.
Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.
5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.