Xuất Hiện Bệnh Hội Chứng Gan Tụy Ở Tôm Nuôi

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Chi Cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Tại vùng nuôi tôm cộng đồng Hạ Lầm thuộc xã Thạch Long (Thạch Hà) xuất hiện bệnh hội chứng gan tụy ở tôm.
Bệnh được phát hiện ngày 21/7, tại 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng (1,47 ha) của 3 hộ dân với biểu hiện tôm bơi lờ đờ mép hồ, đổi màu, teo gan, rồi chết hàng loạt.
Ba ao nuôi trên nằm trong vùng nuôi tôm thâm canh cộng đồng có tổng diện tích 9ha được chia thành 16 ao nuôi của 12 hộ dân nuôi trồng. Vụ tôm xuân hè này, các hộ trên thả nuôi hơn 4 triệu con tôm giống của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; tôm đã được 49 ngày tuổi.
Sau khi phát hiện dịch bệnh, ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn những hộ nuôi có tôm bị bệnh thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý dịch bệnh không để dịch lan rộng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm khác trong vùng.
Riêng các ao nuôi chưa phát hiện bệnh, các hộ dân cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trong đó chăm sóc tôm đúng quy trình, kỹ thuật và đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.

Trong khi ngành chăn nuôi lao đao vì giá cả bấp bênh, vì dịch bệnh thì riêng chăn nuôi bò lai nông dân ít gặp rủi ro, giá cả luôn ổn định, trở thành mũi nhọn kinh tế cho nhà nông hiện nay.

Gần đây, diện tích rừng trống, đồi núi trọc trên địa bàn các xã miền núi được phủ xanh bởi những cánh rừng tràm, rừng cao su bạt ngàn. Từ đây, nhiều hộ dân phát triển mô hình nuôi ong mật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiềm năng này của Thừa Thiên Huế vẫn đang bị lãng phí.

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.