Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức
Cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên, chính quyền địa phương và Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đã trực tiếp xuống từng cánh đồng, kiểm tra, cấp thuốc, hướng dẫn người dân cách xử lý. Trong đó, sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists,… phun trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Sau thời gian phun thuốc từ 3-5 ngày, các nông hộ tiếp tục phun “nhắc lại” (sử dụng lại các loại thuốc đã phun) để khống chế bệnh hại lúa. Đồng thời, kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá (như phân Đầu Trâu, 507, phân bón Viên sủi,…) để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.
Do đặc tính vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng nên cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; nhằm kịp thời phát hiện bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, sản phẩm mận Bắc Hà đã rất quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để các loại mận trồng ở Bắc Hà (Lào Cai) được “chính danh” trên thị trường trong và ngoài nước luôn là nỗi canh cánh của các cấp, các ngành hữu quan trên “Cao nguyên trắng”.

Đối với các vườn bưởi được trồng hơn 3 năm, năng suất vụ này khoảng 3,5 - 4 tấn/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nhà vườn lời hơn 100 triệu đồng. Với việc bưởi đang được giá và hút hàng như hiện nay, nhà vườn trồng bưởi đang kỳ vọng vào mùa bưởi tết thắng lợi. Huyện Long Mỹ có trên 10ha trồng bưởi, tập trung nhiều ở các xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A và Thuận Hưng.

Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, để góp phần hạn chế tình trạng tôm chết lan rộng, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục hoàn thiện thêm hệ thống cấp và tiêu nước phục vụ nuôi thủy sản.

Lươn sống ở mương, lạch, nơi đầm lầy, ruộng lúa. Lươn không chỉ là món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng mà theo các thầy thuốc đông y, còn là vị thuốc có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp... Vì vậy, lươn trở thành loại thực phẩm có giá trị cao.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.