Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức
Cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên, chính quyền địa phương và Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đã trực tiếp xuống từng cánh đồng, kiểm tra, cấp thuốc, hướng dẫn người dân cách xử lý. Trong đó, sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists,… phun trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Sau thời gian phun thuốc từ 3-5 ngày, các nông hộ tiếp tục phun “nhắc lại” (sử dụng lại các loại thuốc đã phun) để khống chế bệnh hại lúa. Đồng thời, kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá (như phân Đầu Trâu, 507, phân bón Viên sủi,…) để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.
Do đặc tính vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng nên cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; nhằm kịp thời phát hiện bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Cuối năm nay, lô hàng nhãn chín muộn đầu tiên của huyện Hoài Đức sẽ tiếp cận thị trường Mỹ - một trong những thị trường khó tính về trái cây hiện nay.

Các hộ nông dân ở xã Hòa Lộc, Tam Bình (Vĩnh Long) đang trong giai đoạn thu hoạch rộ dưa hấu.

Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Hội Thú y Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam.

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở một vài địa bàn ven biển phát triển nghề cá của tỉnh (TP. Phan Thiết, TX. La Gi, huyện Tuy Phong) ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của những người dân quanh vùng.

Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp - tương đương 45%, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bị xếp loại C). Điều này đặt ngành điều nước ta trước những thách thức trong thời gian tới.