Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức
Cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên, chính quyền địa phương và Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đã trực tiếp xuống từng cánh đồng, kiểm tra, cấp thuốc, hướng dẫn người dân cách xử lý. Trong đó, sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists,… phun trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Sau thời gian phun thuốc từ 3-5 ngày, các nông hộ tiếp tục phun “nhắc lại” (sử dụng lại các loại thuốc đã phun) để khống chế bệnh hại lúa. Đồng thời, kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá (như phân Đầu Trâu, 507, phân bón Viên sủi,…) để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.
Do đặc tính vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng nên cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; nhằm kịp thời phát hiện bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...

Đồng Hỷ là huyện miền núi có diện tích trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong đó diện tích trồng vải khoảng 835 ha và 290 ha nhãn. Cây vải chủ yếu là vải thiều Thanh Hà, thời vụ thu hoạch ngắn từ 15 – 30/6 hàng năm, giá bán thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Cây nhãn chủ yếu là giống nhãn địa phương, trồng bằng hạt, chất lượng chưa được ngon, quả nhỏ, hạt to, cùi mỏng, năng suất thấp.

Ông Nguyễn Hữu Ánh, phó trưởng Trạm khuyến nông - lâm - ngư huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết để khắc phục tình trạng bị thoái hóa giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác, một nhóm kỹ sư của trạm đã nhân giống thành công chuối già lùn bằng phương pháp nuôi cấy mô. So với các loại giống chuối thông thường, chuối nuôi cấy mô có thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn, thu hoạch đại trà cả vườn một lần, năng suất cao...

Hươu ở Hương Sơn đang có bước tăng đột phá cả về tổng đàn và giá trị kinh tế nhờ biết kết hợp các hình thức nuôi. Hà Tĩnh đang tập trung các giải pháp để tìm đầu ra cho nhung hươu.

Mong muốn tìm ra được loại giống đậu bắp thuần chủng đạt chuẩn, kháng sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng được thị trường xuất khẩu, lão nông Lê Văn Trung (xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, Vĩnh Long) đã sang Nhật và “săn” được giống tốt.