Xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa Mùa tại xã Đạo Đức
Cán bộ cơ quan chuyên môn của huyện Vị Xuyên, chính quyền địa phương và Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức đã trực tiếp xuống từng cánh đồng, kiểm tra, cấp thuốc, hướng dẫn người dân cách xử lý. Trong đó, sử dụng các thoại thuốc: Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Apolists,… phun trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Sau thời gian phun thuốc từ 3-5 ngày, các nông hộ tiếp tục phun “nhắc lại” (sử dụng lại các loại thuốc đã phun) để khống chế bệnh hại lúa. Đồng thời, kết hợp biện pháp phun phân bón qua lá (như phân Đầu Trâu, 507, phân bón Viên sủi,…) để kích thích sự sinh trưởng trở lại của lúa.
Do đặc tính vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng nên cơ quan chuyên môn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; nhằm kịp thời phát hiện bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trong hai ngày 9 và 10-12, hàng trăm ngư dân biên giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu), Phú Hữu (An Phú - An Giang) dùng các phương tiện đánh bắt, như: Chài, lưới, vó cất, vó gạt… để đánh bắt cá đồng ra sông và trúng đậm.

Trong một cuộc Hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi được tổ chức tại TP Quy Nhơn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đánh giá Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

Điển hình là gia trại nuôi gà đẻ lấy trứng thương phẩm theo phương pháp chuồng lạnh bảo đảm trứng gà sạch của gia đình anh Trần Văn Tiến, thôn Tân Hưng.

Dù diện tích trồng lúa giảm nhưng ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200.000 - 250.000 ha, sử dụng các giống thích hợp với thị trường xuất khẩu.

Nông dân khấp khởi thu hoạch mía những mong bù đắp phần nào thiệt hại do mưa lũ gây ra. Vậy mà, người trồng mía trong tỉnh Quảng Ngãi lại thiếu phấn khởi vì mất “kép": Giá trượt, sản lượng giảm.