Xuất Dự Trữ Quốc Gia Hơn 1.600 Tấn Hạt Giống

Bộ NN&PTNT vừa ra quyết định xuất dự trữ quốc gia hạt giống cây trồng năm 2015, nhằm đảm bảo công tác giống cây trồng phục vụ sản xuất cho các địa phương.
Tổng cộng lượng hạt giống xuất cấp là 1.667 tấn, trong đó có 1.400 tấn hạt giống lúa và 267 tấn hạt giống ngô. Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị dự trữ xuất không thu tiền hạt giống lúa và ngô dự trữ quốc gia.
Cụ thể, CTCP Giống cây trồng Trung ương xuất 790 tấn hạt giống lúa và 190 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng miền Nam xuất 280 tấn hạt giống lúa và 42 tấn hạt giống ngô, CTCP Giống cây trồng-vật nuôi Thừa Thiên-Huế xuất 330 tấn hạt giống lúa và 35 tấn hạt giống ngô.
Bộ NN&PTNT giao Cục Trồng trọt căn cứ vào yêu cầu về chủng loại hạt giống lúa, ngô để chuyển cho các đơn vị dự trữ xuất, cấp cho các tỉnh bao gồm: tỉnh Lạng Sơn (200 tấn hạt giống lúa và 100 tấn hạt giống ngô), Quảng Trị (100 tấn hạt giống lúa và 70 tấn hạt giống ngô), Phú Yên (600 tấn hạt giống lúa và 55 tấn hạt giống ngô), Khánh Hòa (300 tấn hạt giống lúa và 12 tấn hạt giống ngô), Ninh Thuận (200 tấn hạt giống lúa và 30 tấn hạt giống ngô).
Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu Công ty Giống rau quả Trung ương thực hiện xuất không thu tiền 13,7 tấn hạt giống rau dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 3 tấn, Quảng Trị 8 tấn, Phú Yên 1,5 tấn và Khánh Hòa 1,2 tấn.
Mặt khác, Bộ yêu cầu các đơn vị dự trữ phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng hạt giống và tổ chức đóng gói nhỏ, vận chuyển, giao hạt giống tại trung tâm huyện, thị xã của các địa phương trên.
Đơn vị tiếp nhận hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia ở các địa phương cũng phải được UBND tỉnh giao nhiệm vụ và có giấy ủy quyền.
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, phân bổ, sử dụng số hạt giống cây trồng đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.

Giá cua biển tại tỉnh Trà Vinh bất ngờ giảm từ mức trên 230.000 đồng/kg xuống chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg trong vòng một tuần qua.

Khi lúa thu đông đang rực vàng trên những cánh đồng vùng ĐBSCL, những người dân ở các huyện ngoại thành TP.Cần Thơ bắt đầu thả cá giống trên đồng ruộng để đón nước lũ về.