Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương

Các đại biểu được nghe đại diện Tổ hợp tác (THT) báo cáo tình hình nuôi, tiêu thụ và hiệu quả nuôi gà ta của các thành viên trong thời gian qua. Theo đó, có hơn 60 hộ đang nuôi gà ta giống Bình Định theo kế hoạch của THT, lợi nhuận trong 8 tháng của năm 2015 bình quân đạt hơn 30 triệu đồng/1000 con/lứa (75 - 90 ngày/lứa). Tổng sản lượng cả năm 2015 đạt khoảng 300 ngàn con. Lợi nhuận đạt cao nhờ các thành viên có nhiều kinh nghiệm nuôi, phòng trừ dịch bệnh hiệu quả, được THT hỗ trợ tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra.
Tham quan thực tế nhiều đợt gà thả nuôi ở các giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi và chuẩn bị xuất chuồng, các đại biểu được chia sẻ về cách thiết kế, xây dựng chuồng úm, chuồng nuôi gà; giống gà; mật độ thả; thời điểm thả gà ra vườn; cách chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Các đại biểu cũng được tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc nuôi gà như đèn úm, công cụ mài mỏ cho gà… Trong phần thảo luận, trước những băn khoăn của đại biểu về con giống gà, cách phòng ngừa bệnh, đặc biệt là khâu tiêu thụ gà thương phẩm, ông Phạm Khắc Nhân, Tổ trưởng THT nuôi gà Nam Hải cho biết, sẵn sàng đến tất cả các nhóm nuôi gà trên địa bàn huyện để hướng dẫn về kỹ thuật, “cầm tay chỉ việc” các công đoạn như điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ chuồng; ngừa bệnh bằng vắc-xin, mài mỏ… và hỗ trợ trong khâu tiêu thụ nếu có yêu cầu.
Ông Lê Văn Quý - Tổ trưởng THT Đoàn Kết (ấp 5B, Ba Trinh) phấn khởi khi được “mắt thấy, tai nghe” từ thực tế, được chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ năng, ông vững tin để thành lập nhóm nuôi gà tại THT của mình để phát triển chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên trong THT. Ông Nguyễn Văn Xích - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kế Sách cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với ngành Nông nghiệp hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình nuôi gà ta trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.

Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.

Vĩnh Long là tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ hai ở ĐBSCL. Nhờ có lợi thế về thổ nhưỡng, nằm giữa vùng đất phù sa sông Tiền và sông Hậu nên cây ăn trái ở đây nổi tiếng ngon, mẫu mã đẹp và đa dạng về chủng loại.