Xuất Cấp Hóa Chất Sát Trùng Hỗ Trợ Các Địa Phương Phòng Chống Dịch Cúm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Tây Ninh phòng chống dịch cúm gia cầm.
Theo đó, Bộ yêu cầu Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa phòng, chống dịch cúm gia cầm. Công ty Cổ phần Thuốc thú y trung ương VET VA CO xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO xuất cấp không thu tiền 5.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Tây Ninh phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu việc xuất cấp nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hóa chất.
Chủ tịch UBND các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Tây Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân phối và hướng dẫn sử dụng hóa chất sát trùng phòng, chống dịch bệnh theo quy định; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo thông tin từ Cục Thú y, hiện nay, cả nước còn 77 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.
Cục Thú y cũng cho biết, qua phân tích dịch tễ đợt dịch này cho thấy: Trung bình mỗi ngày xuất hiện 02 ổ dịch mới; trung bình mỗi tỉnh có 03 ổ dịch xảy ra tại 02 huyện. Dịch gia tăng (trung bình 4-7 ổ dịch/ngày) từ sau dịp Tết Nguyên đán từ ngày 5/2/2014. Riêng trong mấy ngày từ 10-14/2/2014, số lượng ổ dịch xuất hiện nhiều nhất.
Các ổ dịch vừa qua xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và đã được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời nên chưa có hiện tượng lây lan diện rộng. Riêng các tỉnh Khánh Hòa, Trà Vinh và Lào Cai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy.
Thời gian tới, nguy cơ xảy ra dịch nhỏ lẻ ở các địa phương là rất cao. Nếu các địa phương tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn kiểm soát được dịch.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, việc phát triển hình thức tưới cà phê bằng béc phun mưa tự động đã đem lại nhiều tiện ích thiết thực, đặc biệt làm giảm đi phần nào gánh nặng về tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới trong mùa khô đối với người trồng cà phê…

Theo đó, Bộ Tài chính quy định giá mua tối đa (đã có thuế giá trị gia tăng) thóc rời vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 đủ tiêu chuẩn nhập kho dự trữ Nhà nước giao trên phương tiện bên bán tại cửa kho dự trữ là 6.300 đồng/kg.

Cũng từ nguồn tin trên, vụ Hè Thu này, Tân An Luông có thêm 990 hộ nông dân đưa hơn 402ha đất ở các Ấp 3, 4, 5, Rạch Cốc và Bào Xép vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn; nâng diện tích trồng lúa được đưa vào cánh đồng mẫu lớn là 99%.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình đang tăng nhanh.

Gần phân nửa diện tích mía ở huyện Ea Kar và M’Drak - hai vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Đắk Lắk - đã quá thời kỳ thu hoạch, khô nỏ hết lá; nhiều bãi mía đã được chặt nhiều ngày nhưng chưa được tiêu thụ, nằm phơi nắng khiến người trồng mía “đứng ngồi không yên”.