Xuất Cấp Hóa Chất Phòng Dịch Trên Tôm Nuôi

Bộ NNPTNT vừa chỉ đạo Công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Thực hiện Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 21/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, Bộ NNPTNT đã yêu cầu Công ty TNHH Tân An thực hiện khẩn trương việc xuất cấp trên.
Cục Thú y, Bộ NNPTNT có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn địa phương và đơn vị dự trữ thực hiện đúng yêu cầu, quy định hiện hành của Nhà nước về việc xuất và sử dụng Quỹ dự trữ quốc gia, đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm đảm bảo chất lượng hóa chất sát trùng để cung ứng kịp thời cho tỉnh phòng dịch.
Bộ NNPTNT đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng số hóa chất trên đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, diện tích nuôi tôm, chủ yếu là nuôi công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên đã thiệt hại 72,27 ha, chiếm 7,2% diện tích.
Nguyên nhân chủ yếu do bệnh đốm trắng và hoạt tự gan tụy, thiệt hại gần như 100% (do tôm khoảng 1 tháng tuổi nên không thu hoạch được gì). Các hộ nuôi tôm đang gặp khó khăn để phục hồi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…