Xuất 10 Tấn Vải Thiều Sang Nhật Bản Làm Mẫu

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và công nghệ, 10 tấn vải thiều Lục Ngạn sẽ lên đường sang Nhật Bản vào thời gian tới.
Nếu được Nhật Bản chấp nhận, năm sau Bộ Khoa học sẽ giúp bà con nông dân tiêu thụ vải ở thị trường nước này.
Đối với quả vải, Bộ đang đàm phán với Nhật Bản, bởi một loại quả của Việt Nam muốn vào được thị trường của một nước phát triển phải qua rất nhiều công đoạn, phải được họ chấp nhận.
Việt Nam phải đưa sang Nhật Bản một vài sản phẩm mẫu để thí điểm, nếu Nhật Bản chấp nhận và thấy có khả năng tiêu thụ thì lúc đó mới có thể ký hợp đồng. Khi đó, người nông dân ở khu vực trồng vải của Việt Nam sẽ phải tổ chức sản xuất lại, gieo trồng, chăm bón cây vải theo một quy trình, trước mắt là VietGAP, và về lâu dài là tiêu chuẩn Global GAP quốc tế. Lúc này quả vải mới có chất lượng đồng nhất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê chín sớm buộc người dân phải tiến hành thu hoạch, trong khi đó giá cà phê giảm mạnh, doanh nghiệp thì không mặn mà thu mua khiến người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn lo lắng khi bước vào vụ thu hoạch 2014 - 2015.

Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho biết, sau khi Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 7-10 đã tăng 300 - 400 đồng/kg nên bà con nông dân phấn khởi.
Đó là chủ đề hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức tại Hà Nội, sáng 8-10.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc”.

Dù không đặc trưng và phổ biến như ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nhưng mùa vịt chạy đồng ở Hà Nội vẫn là hình ảnh thôn quê ấn tượng. Điều quan trọng hơn, công việc này đang mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.