Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học

Các mô hình do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng chủ trì thực hiện trong tháng 10, 11/2015.
Có trên 200 hộ dân ở 7 xã tham gia mô hình, xử lý 350 tấn rơm rạ, thu về 140 tấn mùn hữu cơ bón cho cây trồng.
Sản phẩm Compost maker do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng SX sau khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN) năm 2014.
Chế phẩm này xử lý được phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân chuồng… thành phân hữu cơ sinh học giàu dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Chỉ sau 1 tháng là đống ủ phân hủy hoàn toàn thành phân hữu cơ. Dùng bón cho cây trồng giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng năng suất, chất lượng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, theo ThS. Bùi Cảnh Đức, Phó trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hải Phòng), việc ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, xả rác thải nông nghiệp, đốt rơm rạ bừa bãi. Sử dụng phân hữu cơ sinh học nhằm hạn chế phân hóa học…
Có thể bạn quan tâm

Nhắc tới Sơn La, người ta hình dung tới núi rừng. Có câu, đừng “chở củi về rừng”, thế nhưng nhiều bản làng ở Sơn La bây giờ, thực tế lại khác xa...

Về xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) tìm gặp anh Đoàn Văn Út Em - một “tỷ phú nông dân” khi có trong tay hơn 30 ha SX lúa, mỗi năm thu hoạch hơn 500 tấn, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt, vụ ĐX 2015 - 2016, toàn miền Bắc dự kiến gieo cấy trên 1,3 triệu ha lúa, giảm khoảng 19.000 ha so với 2014...

Vụ này toàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) gieo trồng 3.400 ha cây rau màu các loại gồm bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột, cải các loại…

Sau 90 ngày thả nuôi kết quả ban đầu cho thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 70-80%, bình quân tôm nuôi từ 50-60 con/kg.