Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học

Các mô hình do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng chủ trì thực hiện trong tháng 10, 11/2015.
Có trên 200 hộ dân ở 7 xã tham gia mô hình, xử lý 350 tấn rơm rạ, thu về 140 tấn mùn hữu cơ bón cho cây trồng.
Sản phẩm Compost maker do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng SX sau khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp VN) năm 2014.
Chế phẩm này xử lý được phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, phân chuồng… thành phân hữu cơ sinh học giàu dinh dưỡng, đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Chỉ sau 1 tháng là đống ủ phân hủy hoàn toàn thành phân hữu cơ. Dùng bón cho cây trồng giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng năng suất, chất lượng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, theo ThS. Bùi Cảnh Đức, Phó trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Hải Phòng), việc ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ còn góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, xả rác thải nông nghiệp, đốt rơm rạ bừa bãi. Sử dụng phân hữu cơ sinh học nhằm hạn chế phân hóa học…
Có thể bạn quan tâm

Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...

Sau 6 năm thực hiện chương trình nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngành thủy sản Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực.

Từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao nơi thành thị để về quê nuôi cá, chỉ sau 4 năm, chàng trai Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ở xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương) đã có thu nhập 6 – 7 tỷ đồng/năm.

Trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên và những biến động của xã hội, một phần do eo hẹp kinh tế, phần chạy theo cơ chế thị trường, giống gà Hồ dần bị mai một.

Trải qua hàng thế kỷ hình thành và phát triển trên vùng đất cổ giàu truyền thống văn hiến, con gà Hồ ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nổi tiếng bởi mang đậm nét tâm linh, văn hóa gắn với lễ hội truyền thống, với tranh dân gian Đông Hồ…