Xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Người dân mua sắm tại phiên chợ nông sản an toàn.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, chất cấm được người dân mua về trộn vào thức ăn chăn nuôi.
Chất kháng sinh cũng đang bị người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lạm dụng pha trộn vào thực ăn để ngừa bệnh hoặc coi như kích thích tăng trưởng và để lại dư lượng trong thực phẩm lớn. Nếu con người ăn nhiều thực phẩm đó sẽ nhờn kháng sinh.
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo hệ thống thú y chỉ đạo, quản lý ngặt nghèo các loại thuốc thú y; đề nghị Bộ Y tế cũng kiểm soát chặt việc nhập khẩu và kinh doanh thuốc kháng sinh.
Đồng thời, Bộ cũng đề nghị Bộ Công an phối hợp tìm ra những đầu nậu, đường dây buôn lậu, sử dụng chất cấm để triệt phá tận gốc.
Để giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát động Đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2016.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp tốt với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ gia đình những hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng hiện đã có nhiều mô hình sản xuất mới như VietGAP, theo chuỗi… và có sự tham gia của doanh nghiệp.
Ngành nông nghiệp và địa phương cần hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu từ nay đến Tết Nguyên đán 2016, các bộ, ngành cần có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn địa phương chủ động triển khai đợt cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền gần 22 tỷ đồng.
Đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3kg hóa chất Vàng-O (VAT YELLOW), tịch thu 20kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ...
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện tại, tuy tình hình dịch hại trên cây mía có xu hướng giảm do bà con nông dân chủ động phòng ngừa ngay từ đầu vụ, tuy nhiên, với diễn biến thời tiết phức tạp (nắng mưa xen kẽ), đặc biệt là các trà mía trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ 6 - 7 tháng tuổi và đang trong quá trình vươn lóng.

Tại các tỉnh Đông Nam bộ, thời điểm trung tuần tháng 6 này, giá hồ tiêu đang lên rất cao, đạt mức 240.000 đồng/kg. Theo đó, tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng (Bình Phước), Xuyên Mộc, Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), Xuân Lộc (Đồng Nai)… trong 10 ngày qua, thương lái đang “lùng sục” thu mua tiêu đen nhưng hàng trong dân không còn nhiều.

Vụ hè thu 2015, nông dân xã Hòa Bình (Chợ Mới, An Giang) xuống giống 150 héc-ta mè, tăng 60 héc-ta so năm trước. Hiện nay, nông dân thu hoạch dứt điểm 100% diện tích xuống giống, năng suất từ 150 - 180 kg/công. Với giá từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi công mè mang lại lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng.

Việc lựa chọn cây trẩu để trồng rừng ở một số địa phương trong tỉnh Lào Cai bước đầu đã mang lại “lợi ích kép” giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Sau nhiều năm chăn nuôi bò theo phương pháp cũ không mang lại hiệu quả, anh Đặng Ngọc Phong (SN 1981) ngụ ấp Phú Hòa, xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc nuôi bò vỗ béo và bán bò giống. Mô hình chăn nuôi này giúp giảm chi phí, công lao động và đảm bảo môi trường, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.