Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Cũng theo ông Quang, để xử lý tận gốc tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tỉnh đã buộc các cơ sở nói trên phải giữ lại toàn bộ đàn heo cho đến khi kiểm tra không còn chất cấm mới cho bán ra thị trường. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành xử phạt hành chính mỗi cơ sở 15 triệu đồng.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, tỉnh sẽ xử lý thật nghiêm các trang trại cố ý sử dụng chất cấm vào chăn nuôi. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm soát không để xảy ra tình trạng lén lút dùng chất cấm trong chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến thương hiệu thịt heo của Đồng Nai. Các cơ sở cố tình vi phạm khi phát hiện sẽ được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai có tổng đàn gà trên 11,6 triệu con với 88% chăn nuôi trang trại; đàn heo gần 1,4 triệu con với 60% nuôi trang trại. Những ổ dịch xuất hiện tại Đồng Nai vừa qua đều từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ trong khu dân cư. Chăn nuôi hộ gia đình theo kiểu tự phát tuy chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng lại gây ra thiệt hại lớn cho cả ngành chăn nuôi của tỉnh.

Do nằm ven phá Tam Giang, nên 70ha ruộng lúa vùng Thất Tộc của xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất ở xã Quảng Thái (Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) thường xuyên bị ngập úng nặng.

Xã Vũ Trung (Kiến Xương - Thái Bình) được nhiều người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh biết đến bởi đây là một trong những nơi chuyên cung cấp con giống gia cầm lớn. Mỗi năm các trang trại chăn nuôi trong xã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng triệu con giống gia cầm chất lượng cao.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.