Xử Lý Hoa Lài Nghịch Vụ Cho Hiệu Quả Cao

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.
Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có khoảng 200 hộ dân trồng gần 50ha cây hoa lài, sản lượng đạt gần 03 tấn/năm, tập trung ở những vùng đất giồng cát thuộc thành phố Trà Vinh và huyện Châu Thành. Tuy không phải là cây chủ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương, nhưng chính cây hoa lài đã góp phần quan trọng vào việc giảm nghèo ở địa phương. Xin giới thiệu đến bạn đọc mô hình trồng và xử lý cho ra hoa lài nghịch vụ của ông Lâm Liền, khóm 8, phường 8, thành phố Trà Vinh.
Ông Liền cho biết: Đây là đợt lài ông trồng từ năm 2009, bởi đợt lài đầu tiên của ông trồng từ năm 1993 đã bị lão hóa. Trồng hoa lài không cực lắm, nhưng tốn nhiều công, nhất là lúc thu hoạch. Vào thời điểm hoa nở rộ tranh thủ hái kịp, nếu không hoa nở thì không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, trồng lài đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu chăm sóc không tốt, chỉ thu được cây, còn hoa thì rất ít.
Mặc dù bông lài cho thu nhập cao hơn gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa, nhưng chi phí đầu tư cho chúng cũng khá cao, khoảng 10 triệu đồng/công/năm từ khâu làm đất, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công thu hoạch. Nếu biết xử lý cho ra hoa nghịch vụ, thì lài có khả năng cho thu nhập cao hơn nhiều. Với ông Lâm Liền, nhờ kinh nghiệm nhiều năm, nên ông rất thành thạo việc xử lý lài ra hoa nghịch vụ, nhờ vậy mỗi năm gia đình ông thu lãi gần 50 triệu đồng.
Ông Liền chia sẻ: Xử lý lài ra hoa nghịch vụ không khó, chỉ cần cắt tỉa cành dư thừa, bón phân đều và thích hợp vào thời điểm, đặc biệt là cung cấp đủ nước tưới cho cây lài, hoa sẽ nở đều theo mùa. Nhờ có kinh nghiệm lâu năm, nên 0,1ha bông lài của ông có thu hoạch thường xuyên, bình quân từ 10 - 20kg/ngày, giá bán 40.000 – 50.000 đồng/kg. Ngoài nguồn thu nhập từ bông lài, ông Liền còn vận dụng kỹ thuật chiết con bầu lại thành cây giống để bán cho các hộ trồng bông lài có nhu cầu, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, bình quân 7.000 đồng/cây con giống.
Ông Châu Văn Phước, Chủ tịch Hội Nông dân phường 8, thành phố Trà Vinh cho biết: Toàn phường có khoảng 20 hộ nông dân trồng bông lài với diện tích gần 90ha đất giồng cát, khóm 8 chiếm đa số và trồng từ nhiều năm nay. Lý do mà nông dân trồng loại cây này là đầu ra ổn định, thu nhập rất cao so với các loại cây trồng khác.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lài:
- Đào hố trước khi trồng 1 tuần, sau đó dùng phân hữu cơ, lân và kali trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố trồng. Khi trồng dùng cuốc móc đất lên và đặt bầu cây giống vào giữa, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nylon lên và lấp đất kín phần cổ rễ.
- Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho lài, vào mùa mưa cần thoát nước vào những tháng mưa nhiều, tránh ngập kéo dài sẽ dễ làm cho lài bị chết úng.
- Hàng năm, vào tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 âm lịch, tiến hành đốn tỉa các cành già, cành khô, cành sâu bệnh để cây được thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh và cho hoa tập trung hơn. Đặc biệt là bón thúc và tưới nước đầy đủ, lài sẽ cho bông nhiều vào tháng 11 - 12 (thời điểm lài có giá cao).
- Thời điểm thu hoạch hoa lài thường bắt đầu từ 10 giờ sáng nhưng tốt nhất là từ 3 - 6 giờ chiều, lài sẽ cho nhiều hương nhất.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.

Tại hai địa phương này hiện có 56 hộ ương tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm với thể tích lồng nuôi gần 6.000 m3; số lượng tôm hùm giống thả nuôi 45.600 con. Trong đó, có 7 hộ ương tôm hùm giống, với số lượng giống thả ương khoảng 12.000 con; có 49 hộ nuôi tôm hùm thương phẩm, số lượng tôm giống thả nuôi 33.600 con.

HAGL bỏ ra 50% vốn, số còn lại thuộc về Vissan và Nutifood. Giai đoạn 1, HAGL sẽ phát triển 236.000 con bò. Theo bầu Đức, giống bò thịt sẽ được HAGL nhập về từ Thái Lan và Úc, còn bò sữa sẽ nhập từ Mỹ và New Zealand.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.