Xoài và thanh long ruột đỏ có cơ hội vào thị trường Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 15 - 18/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng đã có buổi gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa.
Tại buổi gặp, hai Bộ trưởng đã cùng nhau trao đổi các vấn đề liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai Bên trong thời gian tới.
Nhật Bản cũng sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi của Việt Nam.
Đặc biệt, đối với thương mại hàng nông sản, hai Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước thông tin Việt Nam sẽ sớm mở cửa thị trường cho táo tươi của Nhật Bản theo yêu cầu của Nhật Bản. Nhật Bản cũng sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi của Việt Nam theo yêu cầu của Việt Nam, đồng thời khẳng định việc này sẽ giúp tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước một cách tích cực.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng cho biết sẽ trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản về đề nghị của Việt Nam nhằm thúc đẩy mặt hàng nông sản và cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam trong thời gian tới./.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.