Xoài Trúng Giá, Nông Dân Cù Lao Dung Phấn Khởi

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) có thế mạnh là kinh tế vườn, dù những năm qua giá cả nông sản nói chung và cây trái nói riêng thường biến động, nhưng xoài vẫn được xác định là cây trồng cho thu nhập cao và ổn định. Vì vậy trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao.
Gần 1 tháng nay, giá xoài ở mức cao làm nhà vườn vô cùng phấn khởi. Tại Sóc Trăng, 1 kg xoài cát Hòa Lộc loại 1 bán tại vườn là 80 ngàn đồng, Xoài Cát chu 18 ngàn đồng, xoài Đài Loan cũng có giá cao nhất từ trước đến nay là 38 - 40 ngàn đồng 1 kg.
Ghi nhận tại xã An Thạnh Nhất, huyện Cù Lao Dung nơi có diện tích trồng Xoài khá lớn khoảng 260 ha, trong đó Xoài Đài Loan chiếm 40% diện tích. Nguyên nhân Xoài trúng giá vì đang là mùa nghịch và do thời tiết bất lợi, mưa bão nhiều nên xoài nghịch vụ đạt năng suất thấp.
Ông Nguyễn Văn Long, 1 chủ vựa trái cây cho biết: “Xoài ở Sóc Trăng chỉ thua Đồng Tháp và có hạng hơn các tỉnh khác. Giá xoài hiện nay rất cao tại vườn đã là 18.000đ/kg, còn xoài Đài Loan hiện nay khoảng 40.000đ/kg tại vườn. Giá này cao hơn so với năm ngoái nhiều bà con trồng xoài rất phấn khởi”.
Tuy diện tích xoài cho thu hoạch hiện nay ở Cù Lao Dung không nhiều, nhưng cũng đem đến cho nhà vườn niềm vui và hy vọng về một cái tết sung túc. Như hộ Anh Huỳnh Văn Quý ở ấp An Trung vừa mới thu hoạch trên 3 tấn xoài Đài Loan, giá bán tại vườn đạt hơn 30.000 đồng/ký.
Hiện gia đình còn trên 1 tấn xoài chưa đến ngày thu hoạch. Ngoài ra giống xoài Tứ quý trong vườn nhà Anh Quý cũng đang ra hoa. Nhờ xoài trúng giá nên năm nay gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng, cao gấp hàng chục lần so với các hộ trồng mía ở đây. Còn hộ ông Nguyễn Văn Quyết ở ấp An Trung A, xã An Thạnh Nhất có 2 công xoài Đài Loan đã 7 năm tuổi.
Theo ông nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và thời tiết thuận lợi thì xoài Đài Loan sẽ đạt năng suất từ 2,5 tấn/công trở lên và giá bán cũng ổn định, hấp dẫn cho nên năm rồi ông đã nâng diện tích lên 1 ha. Ông Quyết cho biết: “Xoài Đài Loan dễ trồng, chi phí chăm sóc, phân thuốc chỉ chiếm khoảng 25 - 30% trên tổng doanh thu nên trồng xoài mang lại thu nhập cao cho nông dân”.
An Thạnh Nhất có thế mạnh là kinh tế vườn, dù những năm qua giá cả nông sản nói chung và cây trái nói riêng thường biến động, nhưng xoài vẫn được xác định là cây trồng cho thu nhập cao và ổn định. Vì vậy trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã giai đoạn 2015 - 2020, địa phương tiếp tục duy trì các vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao.
Ông Đoàn Phước Tùng, Chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhất cho biết: “Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xã xác định những nhóm cây trồng mang lại hiệu quả cao như xoài Đài Loan, chanh bông tím ngoài ra xã còn nhân rộng các mô hình chăn nuôi đệm lót sinh học để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường”.
Trong sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay thường xảy ra tình trạng được mùa rớt giá hoặc được giá mất mùa. Chính vì vậy, để nông sản bán có giá và ổn định thu nhập cho nông dân thì việc quan trọng vẫn là công tác qui hoạch, sau đó là hình thức hợp tác sản xuất để tạo thế cạnh tranh trên thương trường mới là yếu tố quyết định.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện nay hầu hết nông sản ngoài thị trường qua xét nghiệm mức độ đảm bảo tương đối cao (trên 90%), song vẫn chưa được người tiêu dùng thật sự yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, hai mặt hàng quan trọng nhất hiện nay cho Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nói chuyện đi gặt thuê, cắt lúa mướn ai cũng nghĩ trăm đường cơ cực. Dậy từ nửa đêm, cơm đùm cơm nắm, lỉnh kỉnh đòn xóc, quang gánh, tối về đã nhọ mặt người. Chuyện đó mới độ chục năm, giờ nghe đã như cổ tích, nhất là với đội quân cắt lúa thuê bằng máy...

Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.