Xoài Phú Bổn Vào Mùa Chín Quả

Nhiều ngày qua, tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai, các hộ dân bắt đầu hái đợt quả xoài chín đầu tiên để bán cho thương lái. Ước tính, mỗi ngày các thương lái gom mua và chuyển đến các nơi khác để bán khoảng 4 tấn xoài.
Theo ghi nhận, hàng ngàn cây xoài (người dân địa phương gọi là xoài Phú Bổn) khắp các địa phương như Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa bắt đầu chín quả. Do mới vào đầu vụ hái nên xoài được giá từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg, sau khi gom, phân loại và đóng giỏ giá xoài Phú Bổn được bán ở giá 3.500-4.000 đồng/kg.
Thương lái cho rằng: Giá xoài năm nay cao hơn năm trước nhưng không nhiều, người mua và người bán đều thống nhất với giá bán hiện tại.
Chị Hiền-một hộ bán buôn tại xã Ia Yeng (Phú Thiện) cho biết: Gia đình tôi mua và bán xoài Phú Bổn hơn chục năm nay, dù giá mua có thấp hơn nhiều giống xoài khác nhưng do số lượng cây xoài trên địa bàn khá nhiều và cây cho quả tự nhiên không qua khâu chăm sóc nên giá như vậy là hợp lý.
Từ đầu mùa đến nay, tôi mua và chuyển bán ở các nơi khác khoảng 20 tấn xoài. Sau mỗi vụ tôi lãi được 20-30 triệu đồng.
Do thời tiết khu vực này nắng nóng nên hương vị xoài Phú Bổn ở đây có vị khác và tạo ra vị đặc trưng riêng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng xác định sản xuất nông nghiệp là kinh tế chủ yếu, trong đó lúa là cây trồng chủ lực; Vì vậy, huyện đã tập trung thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng mô hình cánh đồng lúa lớn, giúp nông dân liên kết sản xuất, có đầu ra ổn định.

Mặc dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, diện tích mía trong tỉnh đang bị giảm mạnh.

Thời gian qua, nhận thấy trồng cây ăn trái theo kiểu manh mún nhỏ lẻ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã tích cực vận động các nhà vườn tăng cường liên kết, thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) cây ăn trái. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế tập thể này đã và đang hứa hẹn sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ trái cây của nhà vườn trên địa bàn huyện.

“Thị trường cây giống luôn dao động, vì thế đòi hỏi người sản xuất phải luôn đi trước đón đầu tìm giống mới để không bị lạc hậu”. Đó là suy nghĩ của anh Lê Văn Thảo, được xem là “tỷ phú” cây giống mãng cầu ở ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách.

Trong tháng 8/2015, công tác kiểm dịch động vật xuất nhập tỉnh và kiểm soát giết mổ được huyện Đức Linh thực hiện thường xuyên. Cụ thể, huyện đã kiểm dịch gần 180.000 con gia súc, gia cầm, trong đó gồm 25.799 con heo, 153.490 con gia cầm thương phẩm xuất ra ngoài huyện.