Xoài được cấp phép vào thị trường Nhật Bản

Theo đó, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và đồng ý cấp phép vào thị trường Nhật Bản. Hiện, tổng diện tích xoài của huyện Xuân Lộc sản xuất theo hướng GAP khoảng 54 ha, riêng xã Xuân Hưng có hơn 30 ha xoài VietGAP.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, đã xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, đến thời điểm này sở vẫn chưa nắm được những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập được xuất sang thị trường Nhật Bản.
Trước mắt, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng như sở đang bàn các giải pháp để nâng cao chất lượng và diện tích trồng xoài, triển khai các dự án nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, dự án chất tạo màng trên trái xoài giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch... để đón đầu và nắm bắt cơ hội trên.
Trước đó, đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đã đến khảo sát thực tế các vườn cây ăn trái tại Đồng Nai. Đoàn đã đánh giá cao chất lượng trái xoài được trồng tại tỉnh và bày tỏ mong muốn nhập xoài về nước của họ với số lượng lớn.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.

Thời gian gần đây ở Bình Dương giá cao su xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 450 đồng/độ đã làm cho nhiều chủ vườn bắt đầu thấy bất an. Nhiều chủ vườn đang tìm các phương án tốt nhất để bảo đảm duy trì nguồn thu nhập, trong đó có việc giao khoán vườn cây.

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.