Xoài Cát Phù Cát (Bình Định)

Xoài cát Phù Cát (Bình Định) thuộc giống xoài cát Hòa Lộc, được sản xuất theo phương pháp VietGAP, chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà, mỗi quả nặng từ 0,25 - 0,6kg, giá cả phù hợp, nên đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Huyện Phù Cát có 250 ha xoài cát được trồng tập trung tại các xã: Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Trinh. Đây là giống xoài cát Hòa Lộc, được nông dân mua từ các tỉnh miền Nam về trồng từ năm 1999 - 2000, năng suất bình quân đạt khoảng 4,5 tấn/ha.
Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến mùng 5.5 Âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, các tỉnh có diện tích xoài lớn như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Khánh Hòa… không còn nhiều xoài để bán vì đã thu hoạch và tiêu thụ sớm hơn từ 1 đến 2 tháng, là điều kiện thuận lợi về đầu ra cho xoài cát Phù Cát.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh thông qua hoạt động chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP cho người trồng xoài, đã nâng cao chất lượng sản phẩm xoài cát Phù Cát. Sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2012 đến nay, sản phẩm xoài cát Phù Cát đã được Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt (TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu, vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các HTX tiếp tục sử dụng các trang thiết bị, máy móc do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn bà con xã viên áp dụng quy trình kỹ thuật đầu tư chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao sản lượng, chất lượng. Ngành Nông nghiệp huyện cũng đang xúc tiến việc đăng ký thương hiệu xoài cát Phù Cát, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập từ loại cây trồng này.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, người nuôi tôm ở Cà Mau tập trung ồ ạt thu hoạch tôm nguyên liệu dù giá bán ra đang xuống thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá tôm tiếp tục giảm sâu bởi nguồn cung ứng cho chế biến xuất khẩu tại các nhà máy đang dư thừa.

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.

Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.