Xoài Cát Phù Cát (Bình Định)

Xoài cát Phù Cát (Bình Định) thuộc giống xoài cát Hòa Lộc, được sản xuất theo phương pháp VietGAP, chất lượng thơm ngon, hương vị đậm đà, mỗi quả nặng từ 0,25 - 0,6kg, giá cả phù hợp, nên đã thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Huyện Phù Cát có 250 ha xoài cát được trồng tập trung tại các xã: Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Trinh. Đây là giống xoài cát Hòa Lộc, được nông dân mua từ các tỉnh miền Nam về trồng từ năm 1999 - 2000, năng suất bình quân đạt khoảng 4,5 tấn/ha.
Do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và kỹ thuật đầu tư chăm sóc của bà con nông dân, xoài cát ở Phù Cát thường ra hoa, tạo quả muộn, thời vụ thu hoạch từ tháng 4 đến mùng 5.5 Âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này, các tỉnh có diện tích xoài lớn như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Khánh Hòa… không còn nhiều xoài để bán vì đã thu hoạch và tiêu thụ sớm hơn từ 1 đến 2 tháng, là điều kiện thuận lợi về đầu ra cho xoài cát Phù Cát.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ từ Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh thông qua hoạt động chuyển giao quy trình chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP cho người trồng xoài, đã nâng cao chất lượng sản phẩm xoài cát Phù Cát. Sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2012 đến nay, sản phẩm xoài cát Phù Cát đã được Công ty TNHH Nông lâm sản Nam Việt (TP Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu, vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các HTX tiếp tục sử dụng các trang thiết bị, máy móc do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp hỗ trợ, đồng thời hướng dẫn bà con xã viên áp dụng quy trình kỹ thuật đầu tư chăm sóc xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao sản lượng, chất lượng. Ngành Nông nghiệp huyện cũng đang xúc tiến việc đăng ký thương hiệu xoài cát Phù Cát, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập từ loại cây trồng này.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.

Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.

Sau 12 tháng khởi nghiệp với nghề nuôi thỏ, anh Hòa đã có thu nhập ổn định từ việc bán thỏ giống và thỏ thịt, mức lãi bình quân mỗi tháng 30 triệu đồng, vị chi thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.