Xoài Cát Hòa Lộc Trúng Giá Ở Tiền Giang

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.
Theo giá mua của các thương lái tại vườn ở ấp Hòa (Hòa Hưng, Cái Bè), giá xoài Hòa Lộc loại một từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, loại hai có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi ha xoài cát Hòa Lộc cho giá trị từ 300 - 400 triệu đồng, trong đó lãi ròng 40 - 50%.
Nhà vườn áp dụng kỹ thuật bao trái cho xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, Cái Bè.
Bằng cách áp dụng nhiều kỹ thuật trong sản xuất trái cây, các nhà vườn đã có thể xử lý ra trái trong mùa nghịch, tăng năng suất, đồng thời tuân thủ theo quy trình sản xuất trái cây an toàn.
Hiện huyện Cái Bè đã xây dựng vùng chuyên canh xoài cát Hòa Lộc ở các xã ven sông Tiền với diện tích khoảng 1.500 ha, hướng đến phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

Do nguồn nước đầm Thị Nại bị ngọt hóa nên vụ nuôi tôm năm nay đến hết tháng 4.2015 huyện Tuy Phước (Bình Định) mới cơ bản thả xong tôm giống vào nuôi trên diện tích 965 ha, muộn hơn 1 tháng so với lịch thời vụ.