Xoài Cát Hòa Lộc Trúng Giá Ở Tiền Giang

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.
Theo giá mua của các thương lái tại vườn ở ấp Hòa (Hòa Hưng, Cái Bè), giá xoài Hòa Lộc loại một từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, loại hai có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi ha xoài cát Hòa Lộc cho giá trị từ 300 - 400 triệu đồng, trong đó lãi ròng 40 - 50%.
Nhà vườn áp dụng kỹ thuật bao trái cho xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, Cái Bè.
Bằng cách áp dụng nhiều kỹ thuật trong sản xuất trái cây, các nhà vườn đã có thể xử lý ra trái trong mùa nghịch, tăng năng suất, đồng thời tuân thủ theo quy trình sản xuất trái cây an toàn.
Hiện huyện Cái Bè đã xây dựng vùng chuyên canh xoài cát Hòa Lộc ở các xã ven sông Tiền với diện tích khoảng 1.500 ha, hướng đến phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

Vụ đông vừa qua, người dân xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) thất thu bởi giá hành tây quá thấp. Giờ su hào cũng rơi vào thảm cảnh với giá chỉ 300 đ/củ.

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao có vai trò quan trọng không chỉ đối với đời sống của tôm nuôi mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong môi trường ao nuôi. Oxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao...