Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía

Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía
Ngày đăng: 23/11/2015

Nguy cơ vùng nguyên liệu mía phục vụ cho Nhà máy đường Thới Bình sẽ bị mất là điều khó tránh khỏi.

Do giá mía xuống thấp liên tục trong 3 năm liền, người nông dân không còn mặn mà với cây mía.

Dù chính quyền địa phương vận động, Nhà máy đường Thới Bình cảnh báo mất vùng nguyên liệu, nhưng trước yêu cầu bức bách của cuộc sống, người trồng mía không thể giữ mía.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình, Cà Mau ngày 20.11 cho biết, hiện tại diện tích mía để cung ứng cho Nhà máy đường Thới Bình chỉ còn 700ha, trong tổng số trên 2.600ha được quy hoạch.

Nguyên nhân do giá mía liên tiếp xuống thấp, người trồng mía gặp nhiều khó khăn.

Người dân tự chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm hoặc trồng gừng.

Được biết, giá gừng năm nay thương lái thu mua giao động từ 10.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 có mức giá lên đến trên 20.000 đồng/kg.

Với mức giá trên, người trồng gừng tại huyện Thới Bình vẫn có lãi nhưng không nhiều.

Được biết, phòng trào trồng gừng tại Cà Mau chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây, khi người dân đốn mía để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác.

Thông kê của Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho thấy hiện tại diện tích trồng mía của cả tỉnh Cà Mau chỉ còn 700ha, giảm gần 1.000ha so với năm 2011.

Nguyên nhân do giá mía liên tiếp giảm trong 3 năm, người trồng mía không có lãi.

Đã có 175ha mía được người dân chuyển sang trồng gừng; 814ha mía chuyển sang lúa – tôm.

Sau chuyển đổi, mô hình trồng gừng đem đến lợi nhuận trung bình lên tới 430 triệu đồng/ha; lúa – tôm trên 65 triệu đồng/ha, ttrong khi trồng mía lợi nhuận chỉ trên 18 triệu đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Tính Khả Thi Trong Việc Áp Dụng VietGAP Nâng Cao Tính Khả Thi Trong Việc Áp Dụng VietGAP

Tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ký 02 Quyết định (Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành NTTS tốt; Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá tra, tôm sú và tôm chân trắng) nhằm cung cấp các thông tin chính thống liên quan đến VietGAP.

27/09/2014
Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia Các Tiêu Chuẩn Chung Đối Với Sản Phẩm Đóng Gói Nhập Khẩu Vào Australia

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ.

27/09/2014
Đức Gia Tăng Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Thủy Sản Bền Vững Đức Gia Tăng Tiêu Thụ Các Sản Phẩm Thủy Sản Bền Vững

REWE, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Đức, đang gia tăng các loại sản phẩm thủy sản được dán nhãn ASC thông qua việc giới thiệu các sản phẩm Goldlocke của mình, đây là sản phẩm được làm từ cá rô phi được chứng nhận ASC.

27/09/2014
Đã Có 1.000 Sản Phẩm Dán Nhãn ASC Đã Có 1.000 Sản Phẩm Dán Nhãn ASC

Các sản phẩm đã đẩy số lượng sản phẩm được chứng nhận lên 1.000 là sản phẩm GTGT từ cá tra của Công ty CP Vĩnh Hoàn, sản basa philê GTGT của Sainsbury và sản phẩm cá tra của Anova Seafood được bán bởi Edeka.

27/09/2014
ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới ASEAN Dự Kiến Áp Dụng Tiêu Chuẩn Tôm Mới

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã soạn thảo một tiêu chuẩn cho tôm nuôi trong khu vực và dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2015.

27/09/2014