Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê
Ngày đăng: 01/08/2013

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Sau khi tham khảo một số mô hình chăn nuôi, thấy dê là con vật dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc, lại thu hồi vốn nhanh, năm 2010, gia đình anh Phạm Đức Bắc (40 tuổi), ngụ thôn 5, xã Thiện Hưng vay mượn 65 triệu đồng mua 20 con dê sinh sản về nuôi. Chỉ sau một năm đàn dê cho lãi hơn 100 triệu đồng. Theo anh Bắc, chỉ cần 50m2 chuồng có thể nuôi từ 20 đến 30 con dê sinh sản. Thức ăn cho dê dễ tìm như lá anh đào, keo, các loại rau cỏ, vì thế không tốn chi phí thức ăn và ít công chăm sóc.

Giống dê Bo (Hà Lan) anh Bắc chọn có đặc điểm lông mượt, mắn đẻ, nhanh lớn và to con. Dê giống có giá 140 ngàn đồng/kg. Dê cái giống nuôi một năm sẽ sinh sản. Mỗi năm dê đẻ 2 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, nhưng đến lứa thứ hai trở đi đẻ từ 2 đến 3 con. Dê con nuôi từ 3 đến 6 tháng có trọng lượng 20-30kg là có thể bán. Hiện giá bán dê đực thương phẩm là 120 ngàn đồng/kg, dê cái 100 ngàn đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu. “Muốn mua được dê, các thương lái phải đặt cọc trước tôi mới bán”, anh Bắc nói.

Chỉ sau hơn hai năm nuôi dê, ngoài tạo điều kiện cho 2 con ăn học, anh Bắc còn làm được nhà cấp bốn khang trang. “Nuôi dê không cần vốn lớn, nếu chịu khó thì gia đình nào cũng có thể nuôi và ổn định kinh tế”, anh Bắc tiết lộ.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Phương (35 tuổi) kinh tế khá dần lên cũng từ nuôi dê. Năm 2011, chị mua 1 cặp bò và 10 con dê giống về nuôi. Chỉ sau hơn một năm gây giống, cuối năm 2012 chị bán 20 con dê cái giống, lãi 70 triệu đồng. Đến nay đàn dê của chị đã nhân được 35 con. Chị Phương so sánh với nuôi bò thì nuôi dê lãi gấp đôi, vì chu kỳ sinh trưởng của dê ngắn và đẻ nhiều hơn. Theo kinh nghiệm của các hộ dân, không nên nuôi nhiều mà mỗi gia đình chỉ nuôi từ 20 đến 30 con để chủ động thức ăn về mùa khô. Và hiệu quả là vào mùa mưa tập trung gây đàn, vỗ béo, bước sang mùa khô thì cho xuất chuồng.

Theo thống kê của UBND xã Thiện Hưng, trung bình mỗi năm có 40-45 hộ thoát nghèo, trong đó nhiều hộ thoát nghèo nhờ nuôi dê. Thiện Hưng chỉ còn 128 hộ nghèo, chiếm 4,2%. Ông Trần Trí Công cho biết, xã đang xây dựng dự án hỗ trợ dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất, nguồn vốn do Nhà nước cấp là 305 triệu đồng. Dự kiến sẽ cấp mỗi hộ 1 cặp dê sinh sản với điều kiện chủ động được chuồng trại.


Có thể bạn quan tâm

Kết thúc đàm phán TPP lịch sử: Hiệp định TPP sẽ đặt ra quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21 Kết thúc đàm phán TPP lịch sử: Hiệp định TPP sẽ đặt ra quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ trở thành hình mẫu, quy chuẩn cho thương mại trong thế kỷ 21.

07/10/2015
Xuất khẩu gạo khả quan hơn từ quý IV/2015 Xuất khẩu gạo khả quan hơn từ quý IV/2015

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã khẳng định, xuất khẩu gạo từ quý IV này sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.

07/10/2015
 Nỗi lo thoái hóa giống cây trồng Nỗi lo thoái hóa giống cây trồng

Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.

07/10/2015
Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng

Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).

07/10/2015
Triển vọng từ mô hình cây ăn quả mới Triển vọng từ mô hình cây ăn quả mới

Cùng với một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thời gian gần đây mô hình trồng cây mít Thái và cây cam sành của ông Huỳnh Hùng ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mở ra nhiều triển vọng về những loại cây ăn quả mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

07/10/2015