Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xóa nghèo nhờ… ong

Xóa nghèo nhờ… ong
Ngày đăng: 13/08/2015

Gia cảnh khó khăn, quanh năm chỉ “bám” vào 2 mảnh ruộng, cuộc sống của gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A (xã Dế Xu Phình) cứ quanh quẩn với cái nghèo, cái đói. Năm 2012, được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, anh Vàng đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà. Với nỗ lực của bản thân, từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng phấn khởi cho biết: “Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Nhà tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn phải nhận gạo cứu đói của nhà nước vào mỗi mùa đói giáp hạt như trước nữa”.

Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản (xã Dế Xu Phình) được gia đình cho ăn học đầy đủ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học, anh không xin vào các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp mà trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Anh nhận thấy, địa phương mình có thế mạnh để phát triển đàn ong, bởi nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Sau 3 năm tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn tại các xã khác.

Năm 2014, được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, anh Toản đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói giảm nghèo. Anh cho biết, mong muốn nhất hiện nay là muốn xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mù Cang Chải là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nhưng người dân nơi đây vẫn chưa khai thác được thế mạnh này trong khi tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn ở mức cao. Từ thực tế này, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo các phòng chuyên môn như nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong, tìm hướng đi cũng như tạo thương hiệu cho mật ong Mù Cang Chải. Dự kiến trong vài năm tới, đàn ong của huyện sẽ đạt khoảng 6.000 tổ. Trong 2 năm trở lại đây, nhờ có các đề án này, nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững và quan trọng là đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không sản xuất theo lối cũ là tự cung tự cấp.


Có thể bạn quan tâm

Băn khoăn thịt gia cầm ngoại Băn khoăn thịt gia cầm ngoại

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…

16/07/2015
Chăn nuôi chú trọng chất lượng Chăn nuôi chú trọng chất lượng

Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

16/07/2015
Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

16/07/2015
Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.

16/07/2015
Diện tích tiêu Tân Phú tăng 800 hécta Diện tích tiêu Tân Phú tăng 800 hécta

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

16/07/2015