Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như: phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.
Với nỗ lực của bản thân và được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, hộ gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình, đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà.
Từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng cho biết:
“Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi khi giáp hạt như trước nữa”.
Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Nhờ tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay sau ba năm anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn nuôi tại các xã khác.
Năm 2014, anh Toản được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo.
Anh cho biết, mong muốn hiện nay là xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, các phòng chuyên môn của huyện Mù Cang Chải đang tiếp tục theo dõi và thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi phương pháp nuôi ong mới đến các hộ, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Có được kết quả này là do nông dân chú trọng sản xuất rau theo quy trình VietGAP, sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh nên thu hút được nhiều thương nhân ở trong và ngoài tỉnh đến thu mua tại ruộng, tiêu thụ thuận lợi; không có tình trạng rớt giá như một số năm trước. Hiện nay, rau cần cơ bản thu hoạch xong, một số hộ bắt đầu vệ sinh đồng ruộng, thả cá giống vụ xuân 2015.

Ngày 26.2, ông Nguyễn Văn Bùi - Chủ nhiệm HTX số 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, cho biết: Từ 25 tháng Chạp năm Giáp Ngọ 2014 đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Mùi 2015, khoảng 10 ha rau má đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng do không có người mua, nhiều hộ nông dân phải cắt bỏ, hoặc cho người cắt về cho bò ăn để làm lứa mới. Lượng rau má buộc phải cắt bỏ, cho bò ăn trị giá khoảng 100 triệu đồng.

Con đường dẫn vào Cù lao Bạch Đằng, một xã nông thôn mới của tỉnh Bình Dương nằm giữa sông Đồng Nai nối với bến bờ TX.Tân Uyên bằng cây cầu bê tông dịp tết này vui như hội. Trên con đường nhựa chạy vòng quanh xã cù lao với bốn bề sông nước bao bọc, đập vào mắt chúng tôi nào là điện, đường, trường, trạm…; đó đây nhà xây, nhà tường đỏ au mái ngói mọc lên ngày càng nhiều.

Nhiều năm qua, gần Tết Nguyên đán, các thương lái từ TP Hà Nội đưa xe tải vào thu mua. Nhiều diện tích bưởi đã được các thương lái mua hết cách đây vài tháng. Với những gia đình để bưởi đến thời điểm này mới bán, giá bưởi đạt từ 30.000 đến 35.000 đồng/quả. Trung bình mỗi cây bưởi cho thu hoạch khoảng 80 quả, thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/sào, tương đương 800 triệu đồng/ha.

Về kế hoạch năm 2015, Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm chia sẻ, với nền tảng thị trường trong nước và xuất khẩu được công ty mở rộng trong năm 2014, định hướng năm 2015 Unifarm sẽ tiếp tục tập trung tăng diện tích trồng dưa, chuối… để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà công ty đã mở rộng.