Xóa đói, giảm nghèo nhờ nuôi ong mật

Từ thực tế này, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn như: phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, hội nông dân… xây dựng các đề án phát triển đàn ong.
Với nỗ lực của bản thân và được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn và trang bị kiến thức về nuôi ong, hộ gia đình anh Giàng A Vàng ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình, đã mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi ong mật tại nhà.
Từ gần chục đàn ong giống, đến nay anh đã nhân giống được gần 100 đàn. Anh Vàng cho biết:
“Nuôi ong không vất vả lắm nhưng lại cho thu nhập cao. Năm vừa qua, gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng từ tiền bán mật ong và đàn ong giống. Gia đình tôi giờ không còn thiếu ăn, không còn nhận gạo cứu đói của Nhà nước mỗi khi giáp hạt như trước nữa”.
Khác với anh Vàng, anh Nguyễn Văn Toản ở xã Dế Xu Phình, sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về địa phương để phát triển nghề nuôi ong. Nhờ tích cực chăm sóc, nhân đàn, đến nay sau ba năm anh đã có gần 1.000 đàn ong, trong đó có 600 đàn tập trung ở xã Dế Xu Phình và gần 400 đàn nuôi tại các xã khác.
Năm 2014, anh Toản được Phòng Nông nghiệp huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm về kiến thức và kinh phí, nên anh đã nhân giống được hàng trăm đàn và bán ra thị trường. Nghề nuôi ong đã cho gia đình anh thu nhập ổn định khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Với những kinh nghiệm có được, anh không ngần ngại giúp đỡ kỹ thuật và ong giống cho các hộ khác tại địa phương để xóa đói, giảm nghèo.
Anh cho biết, mong muốn hiện nay là xây dựng thương hiệu mật ong Mù Cang Chải để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Để nghề nuôi ong của huyện phát triển theo hướng hàng hóa, các phòng chuyên môn của huyện Mù Cang Chải đang tiếp tục theo dõi và thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phổ biến rộng rãi phương pháp nuôi ong mới đến các hộ, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.