Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xín Mần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu

Xín Mần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 01/06/2015

Cũng như nhiều năm trước đây, cứ vào thời điểm này, thời tiết nắng nóng thường xảy ra và kéo dài đến tháng 7, tháng 8, đặc biệt với vị trí địa lý không thuận lợi khiến cho huyện Xín Mần chịu ảnh hưởng của cái nắng nóng gay gắt của phía Tây. Nhiều năm qua, huyện đã nỗ lực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khắc phục hạn chế do thời tiết mang lại trong sản xuất nông nghiệp.

Cây trồng vụ Xuân năm nay huyện chỉ đạo trồng các loại cây chủ yếu như: Ngô lai, lúa, đậu tương... Đối với cây ngô là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất của huyện. Vụ Xuân năm nay, Phòng Nông nghiệp đã đưa các giống ngô lai năng suất cao và có tính chịu hạn vào trồng như: Ngô lai 885, NK66, NK4300.

Hiện tại số diện tích ngô trà sớm gieo trồng trên đất lúa 1 vụ gồm 1.300ha được trồng vào thời điểm cuối tháng 2 vừa qua, đang trong giai đoạn vào hạt. Còn lại 1.217ha diện tích ngô trà muộn được người dân trồng vào thời điểm đầu tháng 3 đang trong giai đoạn trổ cờ. Mặc dù chịu bất lợi về thời tiết nắng nóng kéo dài trong những ngày qua nhưng diện tích cây trồng vụ Xuân nhìn chung ít bị ảnh hưởng, đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo người dân địa phương cho biết thì thời tiết năm nay so với thời điểm này năm ngoái có thuận lợi hơn nhiều. Tuy đầu tháng 4 đến nay xảy ra nắng nóng nhưng thỉnh thoảng vẫn có mưa xen kẽ, ngày nắng nhưng ban đêm khí hậu dịu đi rất nhanh nên cây trồng vụ Xuân cũng ít bị ảnh hưởng hơn so với những năm trước.

Với đặc thù là vùng đất sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu nước gây khô hạn làm cho cây trồng giảm năng suất và có thể làm năng suất cây trồng mất trắng. Năm 2014, đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 đã làm năng suất cây trồng giảm xuống đáng kể, thiệt hại 4.147 tấn lương thực chủ yếu là diện tích ngô phân bố tại các xã phía Bắc của huyện như: Trung Thịnh, Xín Mần, Nà Ma, Tả Nhìu...

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, bước vào vụ Xuân năm nay, Phòng Nông nghiệp đã lên phương án khung thời vụ gieo trồng cây vụ Xuân cụ thể, chi tiết, phân công cán bộ theo dõi phụ trách tại cơ sở để nắm bắt tình hình và tiến độ cây trồng vụ Xuân. Thực hiện chuyển đổi số diện tích trồng ngô nương trên cao thường xuyên bị khô hạn do ảnh hưởng của thời tiết có năng suất thấp sang trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận đông người dân đăng ký chuyển đổi.

Thành lập các tổ hợp tác tại tất cả các thôn bản và huy động các nguồn quỹ phát triển thôn để hỗ trợ bà con vay vốn sản xuất. Ngoài ra, tiến hành hỗ trợ vốn vay cho các hộ đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xóa đói giảm nghèo, trong đó Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn 50% mỗi hộ 5.000m2 đất trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ chăn nuôi theo Nghị quyết 47. Đến nay đã có 167 hộ đăng ký chuyển đổi. Bên cạnh đó, tiến hành áp dụng các giống ngô lai năng suất cao, có tính năng phù hợp với điều kiện khí hâu tại địa phương.

Anh Ngô Văn Tăng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Xín Mần cho biết: Thực hiện theo chủ trương phát triển của huyện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 200ha – 250ha/năm. Năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Xín Mần tích cực triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động người dân trồng ngô tại những diện tích không thể trồng lúa được do thiếu nước.

Với diễn biến thời tiết nắng nóng có thể kéo dài gây khô hạn cho nhiều diện tích cây trồng chủ yếu như: Lúa, ngô, đậu tương đang trong giai đoạn vào hạt, Phòng Nông nghiệp đã chỉ đạo các cán bộ phụ trách rà soát và tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo nước tưới tiêu cho cây trồng vụ Xuân, chuẩn bị gieo cấy vụ mùa.

Đồng thời, sẽ hỗ trợ giống ngô cho người dân trồng lại (ngô vụ 2) nếu có diện tích ngô bị mất trắng do nắng hạn. Trong thời gian tới, tiếp tục vận động người dân trồng ngô trên nương tăng vụ có diện tích khoảng 1.200ha – 1.400ha. Đây cũng là vụ ngô được đánh giá mang lại năng suất tương đối cao cho người dân trong năm 2014.   


Có thể bạn quan tâm

“Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển “Bẫy” Mực Dưới Đáy Biển

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

18/09/2014
Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất Phú Hòa (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

18/09/2014
Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020 Định Hướng Phát Triển Cá Nước Lạnh Việt Nam Đến Năm 2020

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

18/09/2014
Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

18/09/2014
Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

18/09/2014