Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú

Xét Nghiệm Thành Công Bệnh Vi Bào Tử Ở Tôm Sú
Ngày đăng: 16/04/2011

Ngày 6/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết, sau nhiều tháng theo dõi, nghiên cứu, đơn vị đã thực hiện xét nghiệm thành công bệnh vi bào tử ở tôm sú.

Tuy chưa tìm ra cách điều trị, nhưng với kết quả xét nghiệm này là thành công lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản địa phương. Đặc biệt, Bạc Liêu là một trong những tỉnh đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có đầy đủ trang thiết bị để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh vi bào tử nhiễm trên tôm sú, giúp người nuôi tôm sú yên tâm sản xuất.
Bệnh vi bào tử là dạng ký sinh trùng nội tế bào, gây tổn thương tế bào gan, tụy ở tôm. Bệnh xuất hiện trên tôm sú gần đây, đặc biệt trong năm 2010, bệnh vi bào tử đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu, nhất là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp. Đến thời điểm này, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ phòng ngừa là chính, bằng cách chọn con giống không nhiễm bệnh.
Việc Bạc Liêu đưa vào xét nghiệm bệnh vi bào tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tôm địa phương, giảm chi phí và thời gian so với trước đây phải gửi mẫu kiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân nuôi tôm đến từ các tỉnh, thành trong khu vực.
Với chi phí 50.000 đồng/mẫu và thời gian trả kết quả sau 24 giờ, bà con nuôi tôm có thể liên hệ tại Phòng Xét nghiệm bệnh thủy sản thuộc Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu.
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 125.000ha, phần lớn nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến. Riêng nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp khoảng 15.000ha.
Hiện 100% diện tích tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến được thả nuôi, riêng mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp chỉ mới thả giống được khoảng 5.000ha.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện loại bệnh vi bào tử, thời tiết bất lợi làm cho nhiều nông dân thua lỗ, gây thiệt hại nặng. Với việc xét nghiệm thành công loại bệnh này, không chỉ giúp người nuôi tôm biết cách phòng ngừa, giảm thiệt hại, mà còn giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường, nhất là hàng hóa xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế bền vững cho địa phương./.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Long Phú (Sóc Trăng) Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Long Phú (Sóc Trăng)

Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có ao mương, nên việc khai thác diện tích mặt nước để nuôi các loại cá nước ngọt được các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, như mô hình nuôi cá sặc rằn ở huyện Long Phú.

11/06/2014
Cà Mau Phạt Thương Lái Người Trung Quốc Mua Cua Trái Phép Cà Mau Phạt Thương Lái Người Trung Quốc Mua Cua Trái Phép

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... tỉnh Cà Mau đã lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.

11/06/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt Trên 223 Triệu USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt Trên 223 Triệu USD

Trong 6 tháng qua, các doanh nghiệp cũng tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu và xuất hơn 21.330 tấn thủy sản (chủ yếu là tôm đông), cho kim ngạch xuất khẩu đạt trên 223 triệu USD. Theo các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay khá thuận lợi và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi.

11/06/2014
Vạn Bình (Vạn Ninh - Khánh Hòa) Bấp Bênh Bí Đỏ Hồ Lô Vạn Bình (Vạn Ninh - Khánh Hòa) Bấp Bênh Bí Đỏ Hồ Lô

Khoảng 6 năm trở lại đây, bí đỏ hồ lô đã trở thành nông sản mang lại thu nhập khá cho người dân xã Vạn Bình (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ không ổn định, tư thương ép giá đã khiến người trồng bí gặp khó khăn...

11/06/2014
Lúa Hè - Thu 2014 Xây Dựng Cánh Đồng Lớn Ở 25 Địa Điểm Lúa Hè - Thu 2014 Xây Dựng Cánh Đồng Lớn Ở 25 Địa Điểm

Vụ lúa hè - thu năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì mô hình cánh đồng lớn (CĐL) ở 25 địa phương trong tỉnh Trà Vinh, với diện tích 4.243,98ha/3.762 hộ tại các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang và Cầu Kè, hiện nông dân xuống giống đạt 100% diện tích, chủ yếu sử dụng các giống lúa chất lượng cao được ngành Nông nghiệp khuyến cáo như, OM 4900, OM6976, OM5451... lúa đang phát triển tốt.

11/06/2014