Xét nghiệm đợt hai, trại heo vẫn dương tính với chất cấm

Theo Chi cục Thú y, lần này cán bộ thú y tiến hành lấy 5 mẫu (nước tiểu) xét nghiệm và cho kết quả cả 5 mẫu đều dương tính, hàm lượng tồn dư chất cấm ở mức 100ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
“Với kết quả này chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu lưu giữ heo tại trang trại để lấy mẫu đến khi nào kết quả cho ra âm tính thìchủ trang trại mới được xuất đi giết mổ”, một cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM nói.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, trong quá trình truy xuất nguồn gốc các lô heo tại một số cơ sở giết mổ, cán bộ Chi cục Thú y phát hiện trang trại chăn nuôi Minh Ngọc sử dụng thức ăn chứa chất cấm để “vỗ béo” heo.
Kiểm tra mẫu thịt, mẫu nước tiểu, mẫu cám ăn… tại trang trại, cán bộ thú y phát hiện đều dương tính với chất cấm.
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng tồn dư chất cấm trong heo Minh Ngọc ở mức rất cao, trên 3.000 ppb, tức gấp 1.500 lần mức cho phép.
Từ sai phạm này, Trạm thú y huyện Củ Chi đã đề xuất UBND huyện Củ Chi xử phạt hành chính trang trại chăn nuôi Minh Ngọc 15 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.