Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.
Đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất tỏi ở Khánh Hòa, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, tình hình sinh trưởng phát triển, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây tỏi. Qua đó, xây dựng 3 mô hình thử nghiệm trồng tỏi Lý Sơn tại 3 xã Ninh Phước, Ninh Vân và Vạn Hưng với quy mô 2000 m2/mô hình.
Đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển với mật độ trồng hợp lý, sử dụng dầu khoáng sinh học để phòng trừ sâu bệnh thay thế cho thuốc hóa học, kết hợp với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả. Vì vậy, mô hình thử nghiệm cho năng suất đạt từ 15 - 17 tấn/ha, cao hơn từ 5 - 7 tấn/ha so với cách trồng truyền thống. Nhóm thực hiện cũng đã biên soạn 2000 tập tài liệu ở dạng tờ rơi để phổ biến biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển.
Hội đồng khoa học công nghệ thống nhất với kiến nghị nhân rộng kết quả đề tài trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất nhóm thực hiện tiếp tục nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các Bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.

Tại hội nghị bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức ngày 3.11 tại TP.Bảo Lộc, một trong các giải pháp được nêu ra là phải liên kết để cứu ngành chè.

Gần đây, trong khi Việt Nam đang loay hoay tìm cách xây dựng và phát triển thương hiệu gạo thì Campuchia, với sự hỗ trợ của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu thị trường và xây dựng thương hiệu gạo của riêng họ.

Việt Nam vừa nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 lên 7-7,5 triệu tấn, không tính xuất khẩu tiểu ngạch, từ 6 triệu tấn trước đó, Bloomberg dẫn lời Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết.

Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) ước tính xuất khẩu gạo của Ấn Độ niên vụ 2015-2016 đạt 9 triệu tấn, giảm 24% so với 11,8 triệu tấn năm trước do nguồn cung thắt chặt.