Xem Xét Bãi Bỏ Quy Định Tạm Đình Chỉ Nhập Thịt Bò Pháp

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp tác chặt chẽ, kịp thời trao đổi, hướng dẫn các cơ quan liên quan và doanh nghiệp xuất khẩu của Pháp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc kỹ thuật, tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai nước, đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng thịt bò, táo.
Được biết, ngày 24/2/1998, căn cứ thông báo của Tổ chức Dịch tễ thế giới về dịch tễ học của bệnh bò điên tại một số nước, theo quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 33/1998/QĐ-BNN-TY quy định tạm đình chỉ nhập khẩu vào Việt Nam dưới mọi hình thức các loại động vật, sản phẩm động vật thuộc loài nhai lại từ các nước đang có bệnh bò điên. Theo thông báo của Tổ chức Dịch tễ thế giới, khi đó, có 9 nước đang có bệnh bò điên, trong đó có Pháp.
Năm 2008, Tổ chức Thú y thế giới đã chính thức công nhận Pháp đã kiểm soát được bệnh bò điên. Hiện nay, Pháp đã xuất khẩu thịt bò sang các nước EU, Brazils, Mỹ, New Zealand, đã mở cửa thị trường thịt bò tại một số nước ASEAN (Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào).
Từ năm 2011, phía Pháp đã có đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu này.
Về mặt hàng táo tươi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã đề nghị phía Pháp cung cấp bổ sung thông tin kỹ thuật đối với từng loại dịch hại đi theo táo quả tươi để thực hiện phân tích. Hiện Cục Bảo vệ thực vật đang chờ phía Pháp cung cấp bổ sung thông tin đối với mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Bạn đọc Trần Thị Dung (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Sản phẩm nào trong nông nghiệp, thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước? Và được hỗ trợ thế nào?

Dù đã sửa đổi, bổ sung, lấy ý kiến từ nhiều cơ quan, đơn vị trong gần 2 năm qua, Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là đề án) vẫn bị cho là không sát thực tế.

Gần 40 năm gắn bó, phát triển giống nhãn trái mùa, nông dân Triệu Tiến Ích đã phát triển được giống nhãn của riêng mình, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Ông đã vinh dự trở thành 1 trong 10 Công dân ưu tú Thủ đô năm 2015.

“Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.

Khai thác hải sản tại xã Bình Minh (Thăng Bình) đã có những chuyển biến vượt bậc nhờ ngư dân biết cách tiếp cận các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước để đóng tàu lớn vươn khơi và áp dụng đa dạng ngành nghề sản xuất.