Xảy Ra Trường Hợp Tử Vong Do Nhiễm Cúm A/H5N1 Tại Đồng Tháp

Ông Đoàn Tấn Bửu-Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị.U. (SN 1954), nghề nghiệp nội trợ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.
Ngày 22/1/2014, nạn nhân bị sốt cao, đến ngày 23/1/2014 được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang điều trị. Đến ngày 27/1, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang tiếp tục điều trị, đến ngày 28/1 thì tử vong. Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, ngày 29/1/2014, Viện Pasteur TPHCM thông báo bệnh nhân đã dương tính với cúm A/H5N1.
Khi gặp gia cầm nhiễm bệnh mọi người không nên ăn (ảnh: Mua bán gia cầm tại Chợ Cao lãnh)
Theo ông Đoàn Tấn Bửu, sau khi nhận được thông tin từ Viện Pasteur TPHCM, ngành y tế tỉnh và cơ quan thú y tỉnh đã phối hợp với địa phương tiến hành các bước cần thiết để không cho dịch bệnh lây lan và bùng phát như: phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêu hủy và lấy mẫu bệnh phẩm từ các đàn gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc chết ở lân cận nơi nạn nhân sinh sống; theo dõi sức khỏe của những người đã tiếp xúc với nạn nhân...
Hiện Viện Pasteur TP.HCM đang tích cực phối hợp với ngành chức năng của tỉnh Đồng Tháp thực hiện các bước tiếp theo để dịch bệnh không lây lan trên địa bàn.
Được biết, trước khi tử vong, nạn nhân có có tiếp xúc với gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.